Ảnh bìa sách Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải

KINH HOA NGHIÊM GIẢN GIẢI

Tác giả : Thích Trí Tịnh

Định dạng : Sách nói / Sách PDF

Số trang : 990

Lượt xem/nghe : 2110

Lượt đọc : 577

Lượt tải : 302

Lượt tải AudioBook : 152

Kích thước : 5.93 MB

Tạo lúc : Fri, 10/12/2021 12:35

Cập nhật lúc : 15:21pm 07/06/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:00 
Tập 1 (1-23) Lời Nói Đầu
00:12:01 
Tập 1 (2-23) Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất
01:42:16 
Tập 1 (3-23) Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất
02:58:09 
Tập 1 (4-23) Phẩm Như Lai Hiện Tướng Thứ Hai
03:47:24 
Tập 1 (5-23) Phẩm Phổ Hiền Tam Muội Thứ Ba
04:00:41 
Tập 1 (6-23) Phẩm Thế Giới Thành Tựu Thứ Tư
04:36:49 
Tập 1 (7-23) Phẩm Hoa Tạng Thế Giới Thứ Năm
06:17:46 
Tập 1 (8-23) Phẩm Tỳ Lô Giá Na Thứ Sáu
06:45:59 
Tập 1 (9-23) Phẩm Như Lai Danh Hiệu Thứ Bảy
07:04:21 
Tập 1 (10-23) Phẩm Tứ Thánh Đế Thứ Tám
07:22:32 
Tập 1 (11-23) Phẩm Quang Minh Giác Thứ Chín
07:47:25 
Tập 1 (12-23) Phẩm Bồ Tát Vấn Minh Thứ Mười
08:11:23 
Tập 1 (13-23) Phẩm Tịnh Hạnh Thứ Mười Một
08:31:31 
Tập 1 (14-23) Phẩm Hiền Thủ Thứ Mười Hai
09:38:39 
Tập 1 (15-23) Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh Thứ Mười Ba
09:45:13 
Tập 1 (16-23) Phẩm Tu Di Đảnh Kệ Tán Thứ Mười Bốn
10:05:18 
Tập 1 (17-23) Phẩm Thập Trụ Thứ Mười Lăm
10:41:55 
Tập 1 (18-23) Phẩm Phạm Hạnh Thứ Mười Sáu
10:49:17 
Tập 1 (19-23) Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức Thứ Mười Bảy
11:29:05 
Tập 1 (20-23) Phẩm Minh Pháp Thứ Mười Tám
12:03:50 
Tập 1 (21-23) Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Thứ Mười Chín
12:10:09 
Tập 1 (22-23) Phẩm Da Ma Cung Kệ Tán Thứ Hai Mươi
12:25:49 
Tập 1 (23-23) Phẩm Thập Hạnh Thứ Hai Mươi Mốt
13:26:06 
Tập 2 (1-14) Phẩm Vô Tận Tạng
13:55:11 
Tập 2 (2-14) Phẩm Thăng Đâu Suất Thiên Cung
14:32:54 
Tập 2 (3-14) Phẩm Đâu Suất Kệ Tán
14:54:28 
Tập 2 (4-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
15:59:35 
Tập 2 (5-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
17:00:06 
Tập 2 (6-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
17:54:47 
Tập 2 (7-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
18:55:33 
Tập 2 (8-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
19:52:26 
Tập 2 (9-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
20:48:57 
Tập 2 (10-14) Phẩm Thập Hồi Hướng
21:49:02 
Tập 2 (11-14) Phẩm Thập Địa
22:50:37 
Tập 2 (12-14) Phẩm Thập Địa
23:56:04 
Tập 2 (13-14) Phẩm Thập Địa
25:07:11 
Tập 2 (14-14) Phẩm Thập Địa
26:09:31 
Tập 3 (1-18) 01 Phẩm Thập Định
27:18:34 
Tập 3 (2-18) Phẩm Thập Định
28:30:43 
Tập 3 (3-18) Phẩm Thập Thông
28:54:55 
Tập 3 (4-18) Phẩm Thập Nhẫn
29:33:54 
Tập 3 (5-18) Phẩm A Tăng Kỳ
30:06:05 
Tập 3 (6-18) Phẩm Thọ Lượng
30:09:49 
Tập 3 (7-18) Phẩm Thọ Lượng
30:16:06 
Tập 3 (8-18) Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp
31:34:47 
Tập 3 (9-18) Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải
32:13:10 
Tập 3 (10-18) Phẩm Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức
32:30:10 
Tập 3 (11-18) Phẩm Phổ Hiền Hạnh
32:57:42 
Tập 3 (12-18) Phẩm Như Lai Xuất Hiện
34:10:47 
Tập 3 (13-18) Phẩm Như Lai Xuất Hiện
35:31:20 
Tập 3 (14-18) Phẩm Ly Thế Gian
36:34:21 
Tập 3 (15-18) Phẩm Ly Thế Gian
37:56:46 
Tập 3 (16-18) Phẩm Ly Thế Gian
39:02:49 
Tập 3 (17-18) Phẩm Ly Thế Gian
40:09:35 
Tập 3 (18-18) Phẩm Ly Thế Gian
40:44:53 
Tập 4 (1-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
41:45:33 
Tập 4 (2-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
42:57:24 
Tập 4 (3-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
44:21:50 
Tập 4 (4-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
45:44:01 
Tập 4 (5-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
47:18:31 
Tập 4 (6-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
48:28:02 
Tập 4 (7-15) Phẩm Nhập Pháp Giới
49:22:18 
Tập 4 (8-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
50:21:01 
Tập 4 (9-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
51:34:16 
Tập 4 (10-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
52:38:39 
Tập 4 (11-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
53:48:50 
Tập 4 (12-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
54:54:07 
Tập 4 (13-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
55:57:46 
Tập 4 (14-15) Phẩm Nhập Pháp Giới (Phần Sau)
57:01:53 
Tập 4 (15-15) Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ,tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.

Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn.

Tìm mua: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải

Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp.

Phật Học Viện Quốc Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như.

Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.

Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988

Thích Ðức Niệm

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU CỦA DỊCH GIẢ

Khảo cứu theo truyền sử trong đại tạng, khi thành đạo Vô thượng Chánh giác, chưa vội rời đạo tràng Bồ Ðề, đức Thích Ca Mâu Ni Phật với pháp thân Tỳ Lô Giá Na, cùng chư đại Bồ Tát chứng giải thoát môn,tuyên thuyết Kinh Hoa Nghiêm.

Sau khi Ðức Phật nhập diệt lối sáu trăm năm, do Long Thọ Bồ Tát, Kinh Hoa Nghiêm này mới được lưu truyền bằng phạn văn. Toàn bộ Kinh chữ Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm. Ðến nhà Ðường, Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà từ nước Vu Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung Quốc dịch ra Hán văn. Nhưng Ðại Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm” đến phẩm “Nhập Pháp Giới”, cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo Phạn văn, còn lại chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn văn chưa được dịch ra Hán văn.

Kế đó, Pháp Sư Bác Nhã, người Kế Tân dịch thêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện ra Hán văn, thành phẩm thứ bốn mươi của bộ Kinh Hoa Nghiêm này.

Nguyên bổn chữ Hán chia ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên khi phiên dịch ra Việt văn, tôi chỉ lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển của bổn chữ Hán trong bổn Việt văn này, để tiện sự so cứu cho người đọc.

Kinh này gọi đủ là “Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”, ta quen gọi là Kinh Hoa Nghiêm.

Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát, chư pháp thân Ðại Sĩ thừa oai thần của Ðức Phật tuyên dương công đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất tư nghì của chư đại Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng tánh bất tư nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể pháp giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô ngại, nên cũng gọi là vô ngại pháp giới.

Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp giới là Sự sự vô ngại pháp giới, chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp thân Bồ Tát thời được từng phần.

Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp giới, bốn cấp bực mà chư đại thừa Bồ Tát tuần tự tu chứng:

1. Lý vô ngại pháp giới

2. Sự vô ngại pháp giới

3. Lý sự vô ngại pháp giới

4. Sự sự vô ngại pháp giới

“Lý” tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là “Lý vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát.

Tất cả pháp “Sự” đều đồng một thể tánh chơn thật, tức là đồng lấy pháp tánh làm tự thể. Toàn thể “Sự” là pháp tánh, mà pháp tánh đã viên dung vô ngại, thời toàn sự cũng vô ngại, nên gọi là “Sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được pháp giới này chính là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu sai biệt trí (cũng gọi là quyền trí, tục trí, hậu đắc trí).

Lý là thể tánh của “Sự” (tất cả pháp), “Sự” là hiện tượng của “Lý tánh”. Vậy thời lý tánh tức là lý tánh của sự, còn sự lại là sự tướng của lý tánh. Chính Lý tánh là toàn sự, mà tất cả sự là toàn Lý tánh, nên gọi là “Lý sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý sự pháp giới này thời là bậc pháp thân Bồ Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn bổn trí và sai biệt trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể tánh mà thể tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự sự vô ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được Sự sự pháp giới này là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu nhứt thiết chủng trí. Viên mãn trí này chính là Ðấng Vô Thượng Giác (Phật Thế Tôn ).

Sự sự vô ngại pháp giới dung thông tự tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học giả tiện tham cứu:

Sự sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không gian và thời gian.

Về không gian dung thông vô ngại văn Kinh nói:

Bao nhiêu vi trần trong thế giới

Trong mỗi vi trần thấy các cõi

Bửu quang hiện Phật vô lượng số

Cảnh giới tự tại của Như Lai

Vô lượng vô số núi Tu Di

Ðều đem để vào một sợi lông,

Một thế giới để vào tất cả

Tất cả thế giới để vào một,

Thể tướng thế giới vẫn như cũ

Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp.

Trong một chân lông đều thấy rõ

Vô số vô lượng chư Như Lai

Tất cả chân lông đều thế cả

Tôi nay kính lạy tất cả Phật

Về thời gian dung thông vô ngại văn Kinh nói:

Kiếp quá khứ để hiện, vị lai,

Kiếp vị lai để quá, hiện tại,

Ba đời nhiều kiếp là một niệm

Chẳng phải dài vắn: hạnh giải thoát.

Tôi hay thâm nhập đời vị lai

Tất cả kiếp thâu làm một niệm,

Hết thảy những kiếp trong ba đời

Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.

Về không gian và thời gian dung thông vô ngại nhau, văn Kinh nói:

Khắp hết mười phương các cõi nước

Mỗi đầu lông đủ có ba đời

Phật cùng quốc độ số vô lượng

Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.

Trong một niệm tôi thấy ba đời

Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử

Cũng thường vào trong cảnh giới Phật

Như huyễn, giải thoát và oai lực.

Tất cả sự không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà cũng chính là cảnh giới giải thoát bất tư nghì mà Kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội dung như đã nói ở trên.

Lược giải một vài điều, để giúp phần nào cho học giả khi cần thấy phải thấu triệt nội dung của Kinh này.

Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin xem bộ Hoa Nghiêm đại sớ của Tổ Thanh Lương và Thập huyền môn của Tổ Hiền Thủ.

Tôi thành kính đem công đức phiên dịch Việt văn này hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng về Tịnh Ðộ, đồng sớm thành Phật.

Viết Tại Chùa Vạn Ðức

Thủ Ðức Ngày Phật Nhập Niết Bàn

Rằm Tháng Hai 2508

Dịch Giả

Hân Tịnh Tỳ Kheo

Thích Trí Tịnh

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":

  1. Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải
  2. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
  3. Kinh Đại Bát Niết Bàn
  4. Kinh Pháp Hoa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng