Voucher Live Close
Ảnh bìa sách Kinh Pháp Hoa

KINH PHÁP HOA

Tác giả : Thích Trí Tịnh

NXB : Tôn Giáo

Năm xuất bản : 2010

Định dạng : Sách nói / Sách PDF

Số trang : 787

Lượt xem/nghe : 1975

Lượt đọc : 572

Lượt tải : 250

Lượt tải AudioBook : 106

Kích thước : 3.15 MB

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:24

Cập nhật lúc : 13:28pm 23/06/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Kinh Pháp Hoa

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:04 
Quyển I
00:00:12 
1. Phẩm Tựa
00:32:47 
2. Phẩm Phương Tiện
01:07:42 
Quyển Ii
01:07:52 
3. Phẩm Thí Dụ
01:58:55 
4. Phẩm Tín Giải
02:22:38 
Quyển Iii
02:22:49 
5. Phẩm Dược Thảo Dụ
02:36:56 
6. Phẩm Thọ Ký
02:49:34 
7. Phẩm Hóa Thành Dụ
03:30:40 
Quyển Iv
03:30:52 
8. Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
03:47:42 
9. Phẩm Thọ Học Vô Học Nhơn Ký
03:56:06 
10. Phẩm Pháp Sư
04:10:48 
11. Phẩm Hiện Bửu Tháp
04:29:36 
12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa
04:41:16 
13. Phẩm Trì
04:49:53 
Quyển V
04:50:10 
14. Phẩm An Lạc Hạnh
05:15:22 
15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
05:33:22 
16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng
05:46:41 
17. Phẩm Phân Biệt Công Đức
06:05:10 
Quyển Vi
06:05:22 
18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức
06:14:59 
19. Phẩm Pháp Sư Công Đức
06:37:29 
20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát
06:48:04 
21. Phẩm Như Lai Thần Lực
06:55:29 
22. Phẩm Chúc Lụy
06:58:21 
23. Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự
07:15:56 
Quyển Vii
07:16:06 
24. Phẩm Diệu Âm Bồ Tát
07:29:26 
25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
07:43:10 
26. Phẩm Đà La Ni
07:51:41 
27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự
08:03:49 
28. Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Diệu pháp liên hoa kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.

Kinh này được Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe gồm có nhiều loài khác nhau. Trong kinh này, Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực tế chúng chỉ là một. Các phương tiện khác nhau như Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa hay Bồ Tát thừa thật ra chỉ khác nhau vì phải cần phù hợp căn cơ của hành giả. Phật chỉ tuỳ cơ duyên, sử dụng các Phương tiện (sa. upāya) mà nói Tam thừa nhưng thật chất chỉ có Phật thừa (sa. buddhayāna) - nó dẫn đến Giác ngộ, bao trùm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Quan điểm này được làm sáng tỏ bằng ẩn dụ, trong đó một người cha muốn cứu những đứa con ra khỏi một cái nhà đang cháy. Vì những đứa trẻ không chịu nghe lời chạy ra khỏi nhà, người cha đành phải hứa với mỗi đứa cho một món quà tuỳ ý thích của chúng, đứa thì được con nai, con dê, xe trâu… để chúng chịu ra ngoài.

Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Tại Phẩm Như Lai Thọ Lượng có nói rõ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ mạng vô lượng, thành đạo từ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp về trước, đức phật có nhập Niết Bàn cũng chỉ là phương tiện để giáo hóa chúng sinh, nhưng thực ra đức Phật Thích Ca vẫn ở lai nơi đời thường còn chẳng mất. Trong kinh này, Phật không còn được xem là vị Phật lịch sử nữa mà là dạng xuất hiện của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân), là thể tính đích thật của muôn loài. Mỗi chúng sinh đều xuất phát từ dạng chuyển hoá này của Phật tính và vì vậy đều có thể trở về với chân tính của mình, trở thành một vị Phật.

Tại Phẩm ‘Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự’ Thứ Hai Mươi Ba ghi:

Tú Vương Hoa! Kinh này có thể cứu tất cả chúng sanh, kinh này có thể làm cho tất cả chúng sanh xa rời các khổ não, kinh này có thể lợi ích cho tất cả chúng sanh, đầy mãn chỗ mong cầu của chúng, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần truồng đặng y phục, như người buôn đặng chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp ghe, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối đặng đèn, như nghèo đặng của báu, như dân gặp vua, như khách buôn đặng biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa này có thể làm cho chúng sanh xa rời tất cả khổ, tất cả bệnh tật đau đớn, có thể mở sự trăn trói của tất cả sanh tử.

Tìm mua: Kinh Pháp Hoa

Kinh này còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tín tâm (sa. śraddhā) trên bước đường giải thoát. Sau khi Phật giảng tới đó thì các vị Phật và Bồ Tát tuyên bố hỗ trợ kẻ tu hành để tăng phần tín tâm. Một phẩm quan trọng của kinh này với tên Phổ môn (zh. 普門品, phẩm 25) được dành cho Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong phẩm này, vị Bồ Tát này nói rất rõ sự hộ trì của mình dành cho người tu học kinh Pháp hoa. Phẩm Phổ môn này được Phật tử Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt ưa thích và tụng đọc. Sau đây là hai đoạn đầu của phẩm này theo bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh:

Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”

Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: “Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy.

Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.

Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏi.

Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.

Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các Thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy”.

Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát!” vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.

* * *

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":

  1. Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải
  2. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
  3. Kinh Đại Bát Niết Bàn
  4. Kinh Pháp Hoa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Pháp Hoa PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Kinh Pháp Hoa
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng