QUAN NIỆM TAM TÀI VỚI CON NGƯỜI
Tác giả : Nguyễn Văn Thọ
Định dạng : Sách PDF
Số trang : 25
Lượt xem/nghe : 1655
Lượt đọc : 536
Lượt tải : 320
Kích thước : 543 KB
Tạo lúc : Thu, 18/08/2022 11:22
Cập nhật lúc : 14:52pm 15/09/2022
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Dưới nhan đề này, tôi sẽ dùng quan niệm Tam Tài để tìm hiểu về con người và đề phân loại các Ðạo giáo. Bàn về con người tuy là một vấn đề hết sức thông thường, quen thuộc, nhưng không bao giờ vô ích.
Soplocles xưa đã nói: «Dầu trong vũ trụ này có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất đi chăng nữa, thì cũng chẳng có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng hơn con người.» [1]
Nhưng nếu con người đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất, thì con người cũng là cái gì khó hiểu nhất từ xưa đến nay. Từ bao thế hệ nay, chúng ta am hiểu về con người, nhưng cho đến nay, con người vẫn còn là một vấn đề khó hiểu. Thật đúng như câu ca dao:
Sông kia còn có kẻ đo,
Lòng người, ai dễ mà dò sâu nông.
Chúng ta thực ra chẳng ai dám nói là đã biết rõ mình. Ta thấy mặt mũi người khác, bóng dáng người khác, nhưng mà oái oăm thay, mặt mũi ta, bóng dáng ta, ta phải mượn gương, mượn nước, mượn máy ảnh, mới nhìn ra được.
Như thế tức là, ngay con người phiến diện của ta đã hết sức xa lạ với ta rồi. Chúng ta dùng nó hằng ngày, mà thực ra chẳng biết nó hính thù ra sao, hoạt động ra sao. Ðọc câu ca dao sau đây sẽ rõ:
Ðàn ông năm, bảy lá gan,
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người!
Ðến như óc, chất trí não, tâm tư chúng ta, thì ta lại càng mù tịt. Cho đến cuối thế kỷ 20, người ta vẫn tưởng rằng, chúng ta yêu bằng tim - bằng con tim thịt nằm trong lồng ngực - vì thấy nó hồi hộp, khi ta rung động, cảm xúc. Nhưng bây giờ thấy trong các bệnh viện, người ta thay tim rầm rầm, thay bằng tim thật, tim giả, thay van tim, mới vỡ lẽ ra rằng mình đã lầm. Gần đây, triết học Âu Châu còn khám phá ra rằng dưới lớp ý thức, còn có vô thức - hoặc là tiềm thức, hoặc là Vô thức đại đồng. Khám phá mới mẻ này thật ra chỉ mới mẻ cho Âu Châu, chứ Á Châu, từ mấy ngàn năm nay đã bàn hoài về vấn đề này, dưới những danh từ khác như: Ðại Ngã, Tiểu Ngã; Chân Tâm, Vọng Tâm; Nguyên Thần, Thức Thần;Thiên địa chi tính, khí chất chi tính, v.v.
Tóm lại, ta quả thật là một con người xa lạ đối với ta. Hằng ngày, ta sống kề cận với ta, với tâm tư ta, mà ta chẳng biết tâm tư ta ra sao.
Hằng ngày, ta khoe ta thế này, ta thế nọ, nhưng đến khi hỏi ta là ai, ta là gì, thì ta đành chịu không biết trả lời ra làm sao.
Chính vì thế, khi đem quan niệm Tam Tài, để soi rọi vào vấn đề con người, tôi thấy mình đã không làm một chuyện vô ích. Ðó chính là một cách suy tư, tìm hiểu về mình. Mà có chịu suy tư, tìm hiểu về mình, mới có thể biết mình, biết Trời.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":
- Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh
- Hà Đồ Và Lạc Thư
- Lão, Trang Giản Lược
- Đạo Đức Kinh Lão Tử
- Âm Phù Kinh
- Phật Học Chỉ Nam
- Trung Dung Tân Khảo
- Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
- Khổng Học Tinh Hoa
- Hướng Tinh Thần
- Đường Vào Triết Học Và Đạo Học
- Chân Dung Khổng Tử
- Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
- Trời Chẳng Xa Người
- Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung
- Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo
- Định Luật Tiến Hoá
- Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần
- Kinh Dịch Với Đông Y
- Đức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm Linh
- Lecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn Đích
- Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
- Nê Hoàn - Nhâm - Đốc
- Quan Niệm Tam Tài Với Con Người
- Ra Đời, Vào Đạo
- Sẫm Violet
- Thất Huyền Cầm
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quan Niệm Tam Tài Với Con Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |