Voucher Live Close
Ảnh bìa sách Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

TÌM HIỂU KINH HOA NGHIÊM

Tác giả : Nguyễn Văn Thọ

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 79

Lượt xem/nghe : 1411

Lượt đọc : 458

Lượt tải : 222

Kích thước : 531 KB

Tạo lúc : Wed, 17/08/2022 17:17

Cập nhật lúc : 15:47pm 15/09/2022


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

KINH HOA NGHIÊM

Toát lược KINH HOA NGHIÊM:

1. Kinh Hoa Nghiêm có mục đích chính yếu là dạy con người đi từ phàm phu đến chính đẳng chính giác, qua 53 giai đoạn.

- Cảm tình viên.

- Hiền:. Thập tín (10). Thập trụ. (20). Thập Hạnh (30). Thập hồi hướng (40)

Tìm mua: Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

- Thánh:. Thập Địa (50). Đẳng giác. (51) Nhất sanh bổ xứ: còn một lần xuống thế. Văn thù cho gặp Di Lặc (tượng trưng cho lòng Đại Bi.). Diệu giác (52) Thế gian là Niết Bàn. Thị hiện để giáo hóa chúng sinh,. Vô Thượng chính đẳng chính giác. (53)

[Chuyển kiếp: Phần đoạn sinh tử (bỏ thân này lấy một thân khác), Biến dịch sinh tử (ý sinh thân)]

2. Kinh hoa Nghiêm có thể gọi là Bồ tát Hạnh, cốt ý hướng dẫn con người từ phàm phu đến Bồ Tát.

3. Phẩm 39 là phẩm Phổ Hiền cho Thiện Tài Đồng tử thực hành 53 giai đoạn đó.

Toát lược 53 giai đoạn.

Càn huệ Địa: (khôn ngoan của Thế gian: Dry wisdom stage: Worldly wisdom. a Dictionary of Chinese

Buddhist terms, p. 41) A Nan! Người tu hành khi ái dục khô khan, sáu căn không còn chạy theo sáu trần nhiễm trước, lúc bấy giở chỉ có trí huệ khô khan chưa thấm nhuần nước Pháp của Phật, đây là địa vị đầu tiên tên Càn Huệ Địa (huệ khô) lần lần tấn tu vào địa vị Thập Tín.

A. THẬP TÍN (Trích trong Thủ Lăng Nghiêm Kinh của Sa Môn Thích Chân Giám, Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội, 149 Đường Cô Giang Saigon, Tr. 511- 521).

Tín tâm trụ: Những người tu hành đã được tâm càn huệ, rồi dùng tâm ấy tập trung vào dòng Pháp Lưu khiến tâm được mở mang viên dung thắng diệu, do đó mà thăng tiến đến bực chân diệu, thì khi đó diệu tín thường trụ, các thứ vọng tưởng dứt sạch, duy một trung đạo viên thân thuần nhất, chân thật, nên gọi «Tín Tâm Trụ».

Niệm Tâm Trụ: Chân tín đã sáng tỏ rồi, thì tất cả đều viên thông, năm ấm, 12 xứ và 18 giới không thể ngăn ngại được, cho đến sự thọ thân, xả thân trong vô số kiếp quá khứ và vị lai cùng nhất thiết tập khí hiện tiền, vị Thiện Nam Tử ấy đều thầm nhớ được cả, không quên sót một mảy cho nên gọi là Niệm Tâm Trụ.

Tinh Tấn Tâm: Tâm Thắng diệu viên dung đã thuần nhất chân thiệt, thì chân tinh phát sanh, nghĩ nhớ đã không quên sót, thì vô thỉ tập khí phải tiêu, thông vào một thể tinh minh, rồi chỉ dùng một thể Tinh Minh ấy thăng tiến đến địa vị chân tịnh, nên gọi là Tinh Tấn Tâm.

Huệ Tâm Trụ: Tâm tinh hiện tiền toàn dùng trí huệ, nên gọi là Huệ Tâm Trụ.

Định Tâm Trụ: Gìn giữ trí sáng, thì khắp cả vắng lặng trong sạch, tâm thể tịnh diệu, thường không xúc động, thành tựu đại định, nên gọi là Định Tâm Trụ.

Bất thối Tâm: Định quang phát sáng, tánh sáng thâm nhập chỉ tăng tiến mãi chớ không thối chuyển, nên gọi là Bất Thối Tâm.

Hộ pháp tâm: Tâm tăng tiến một cách an nhiên, cầm giữ chẳng mất, được giao tiếp với khí phần của khắp mười phương trobg Hộ Tâm Pháp, ngoài hộ Phật pháp, nên gọi là Hộ Pháp Tâm.

Hối Hướng Tâm: Giác minh đã do nơi định lực cầm giữ thì tự mìng có thể dùng diệu lực xoay lại ánh sáng từ quang của tha phật tới an trụ nơi tâm phật của mình, một cách sáng tỏ, ví như 2 cái gương đối chiếu bóng soi vào trong, xen lẫn nhau, trùng trùng bổn nhập, quang diệu truyền ra vô tận nên gọi là Hồi Hướng Tâm.

Giới Tâm Trụ: Tự tâm với Phật quang đã xoay lại một cách kín đáo tức là được tâm thể thường trụ bất động,và cảnh diệu tịnh vô thượng của Phật, an trụ nơi vô vi, không sót mất, nên gọi là Giới Tâm Trụ.

Nguyện Tâm Trụ: Trụ giới tự tại, thì được như ý, có thể dạo khắp mười phương đi đến đâu cũng mãn nguyện, nên gọi là Nguyện Tâm Trụ.

B. THẬP TRỤ

Phát Tâm Trụ: A Nan, Thiện Nam Tử ấy, dùng phương tiện chân thiệt phát sinh ra 10 thứ tín tâm, tâm đã tinh thuần phát huy mười diệu dụng của 5 căn, 5 lực thâu nhiếp vào, viên thành nhất Tâm, nên gọi là Phát Tâm Trụ. Phát tâm trụ là nhất định thành Bồ Tát Trị địa trụ: Tự tâm phát sáng cũng như trong đồ lưu ly tinh sạch hiện rõ vàng ròng rồi nương theo Diệu Tâm trước mà luyện thành tâm địa tự nhiên xuất sinh các thiện pháp, nên gọi là Trị Địa Trụ. Trị địa trụ là tự kiểm soát được mình.

Tu Hành Trụ: Tâm và Địa biết nhau, đồng một giác thể rõ ràng, thì dạo khắp 10 phương không còn chi trở ngại, nên gọi là Tu Hành Trụ, Tu Hành trụ là Hoàn toàn tự do, tự tại.

Sanh quí trụ: Hạnh đồng với Phật, thì thọ được khí phần của Phật, cũng như thân trung ấm tự tìm cha mẹ, âm tín ngầm thông, nhập vào giống Như Lai, nên gọi Sinh Quí Trụ. Sinh quí Trụ là có Pháp Thân Như Lai.

Phương tiện cụ túc trụ: Đã vào Đạo Thai, thì tự mình thừa phụng tôn tự của Đại Giác, cũng như thai đã thành rồi, tướng người chẳng thiếu, tức là đầy đủ phương tiện độ thoát chúng sinh được giống như Phật, nên gọi là Phương tiện cụ túc trụ.

Chánh Tâm Trụ: Dung mạo đã giống như Phật, thì Tâm Tướng cũng đồng, nên gọi là Chánh Tâm Trụ. Tâm mình Tâm Phật giống nhau.

Bất thối trụ: Tâm Phật thì càng ngày càng tăng trưởng mãi, nên gọi là Bất Thối Trụ.

Đồng Chân Trụ: Linh tướng của 10 thân (Phật Thân, Pháp Thân, Báu Thân, Hóa Thân, Nguyện Thân, Trí Thân, Bồ Đề Thân, Trang nghiêm Thân, Oai Thế Thân, Ý sanh Thân) đều đày đủ trong một lúc, nên gọi là Đồng Chân Trụ.

Pháp Vương tử trụ: 10 thân Cụ Túc, tức là hình đã ra khỏi thai, thì làm con Phật, nối gia nghiệp của Như Lai, nên gọi là Pháp Vương Tử Trụ.

Quán Đảnh Trụ: Đến lúc đã thành nhân, gánh vác được Phật Sự, ví như vị Đại Vương ở trong xứ, dùng các việc quốc chánh, chia sớt cho Thái Tử đảm đương. Phật dùng nước Trí rưới trên đỉnh Bố Tát, cũng như trần thiết lễ nghi dùng nước của bốn biển rưới trên đỉnh Thái Tử, tức nên gọi là Quán Đảnh trụ, (Ngài Ôn Lăng nói: từ Phát Tâm Trụ cho đến Sinh quí Trụ gọi là Nhập Thánh Thai. Từ Phương Tiện Trụ cho đến Đồng Chơn Trụ thì gọi là nuôi lớn Thánh Thai. Công phu nuôi lớn đã thành tựu gọi là ra khỏi Thánh Thai.)... Trong kinh Hoa Nghiêm hàng Thập Trụ đầy đủ cùng với hàng Thập Địa thầm phù hợp (Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ trọn bộ, thiền sư Hàm Thị giải, Dịch giả Thích Phước Hảo, tr. 694)

C. THẬP HẠNH

Hoan Hỉ Hạnh: A Nan! Thiện Nam Tử ấy sau khi thành Phật rồi, đủ cả diệu đức của Vô Lượng Như Lai tùy thuần theo sở nguyện trong 10 phương, mà làm việc tài thí, pháp thí khiến chúng sinh vui mừng, riêng phần mình không hề tưởng đây là người thí, kia là kẻ thọ, làm cho thiên hạ mến đức nhớ ơn, nên gọi là Hoan Hỉ Hạnh.

Nhiêu Ích Hạnh: Có năng lực thiện xảo, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, tự mình giữ tròn giới đức và dạy bảo chúng sinh đồng giữ tròn giới đức nên gọi là Nhiêu Ích Hạnh.

Vô Sân Hận Hạnh: Tự mình giác ngộ lại giác ngộ cho người, đối với những nghịch cảnh, đều vui lòng nhẫn nhục tự mình hay nhẫn lại dạy người hay nhẫn, nên gọi là Vô Sân Hận Hạnh.

Vô Tận Hạnh: Xuất hiện chủng này, loại khác, nhẫn đến số kiếp vị lai, bình đẳng cả 3 đời, thông suốt cả 10 phương, không hề thối chuyển tâm độ sanh, nên gọi là Vô Tận Hạnh

Ly Si Loạn Hạnh: Nhất thiết đều hiệp đồng trong các pháp môn, không một mảy sai lầm, nên gọi là Ly Si Loạn Hạnh.

Thiện Hiện Hạnh: Ở trong pháp Đồng mà hiển hiện ra các pháp khác, rồi thấy ở trong các tướng khác, đều thấy đồng, sự lý viên dung vô ngại, nên gọi là Thiện Hiện Hạnh.

Vô Trước Hạnh: Như vậy, cho đến 10 phương hư không đầy cả vi trần, trong mỗi vi trần hiện đủ 10 phương thế giới, hiện trần hiện giới thông dung lẫn nhau, chẳng hề lưu ngại, cũng vì tâm không chấp trước, nên gọi là Vô Trước Hạnh.

Tôn Trọng Hạnh: Các thứ biến hiện ấy thuộc về trí huệ đáo bỉ ngạn đệ nhất cho nên gọi là Tôn Trọng Hạnh.

Thiện Pháp Hạnh: Bởi vì viên dung vô ngại như vậy, mà thành được khuôn phép của 10 phương chư Phật tùy căn cơ ứng thời thuyết pháp độ sinh, nên gọi là Thiện Pháp Hạnh, Chân Thiện Hạnh: Nhất thiết đều là Thanh Tịnh Vô Lậu, thuần Chân vô vi,tánh bản nhiên như vậy, rốt ráo thiệt quả, cho nên gọi là Chân Thiện Hạnh.

D. THẬP HỒI HƯỚNG

Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, ly chúng sinh tướng hồi hướng: A Nan! Những thiện nam tử ấy, đầy đủ thần thông, đã thành Phật sự, thì hoàn toàn tronh sạch, tinh chân, xa lìa các lưu loạn, trong lúc độ chúng sinh, đoạn trừ các tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi, thẳng một đường Niết Bàn, nên gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh, Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng.

Bất Hoại Hồi Hướng: Hoại diệt tướng nên hoại, và xa lìa tất cả các thứ nên xa lìa, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.

Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng: Trí bổn giác trong sạch đồng với trí cứu cánh của Phật nên gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng: Thể bổn giác tinh chân đã phát huy ra diệu dụng, thì Nhân Địa của tự tâm đồng quả địa của chư Phật nên gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.

Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng: Thế giới và Như Lai liên quan đến nhau. Thế giới thiệp Như Lai, Như Lai nhập Thế Giới, không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.

Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hối Hướng: Tâm địa đã đồng với Phật Địa, thì trong địa ấy mỗi mỗi đều xuất sanh nhân thanh tịnh, rồi do nhân thanh tịnh chứng đạo Niết bàn, nên gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn hồi hướng.

Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng: Chân căn bình đẳng đã thành, thì chúng sinh trong 10 phương đều là Bổn tánh của ta, nhưng Tánh tuy có tự có tha thành tựu viên mãn, mà chẳng mất sự cứu độ chúng sinh, nên gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.

Chân Như Tướng Hồi Hướng: Tức tất cả Pháp, ly tất cả tướng, «tức» với «Ly» hai cái cũng đều không dính mắc, chứng được Trung Đạo nên gọi là Chân Như Tướng Hồi Hướng.

Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng: Đã đắc Chân Như tất nhiên trong các nơi 10 phương đều không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng.

Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng: Tánh đức đã viên thành, thì Pháp Giới không còn hân lượng chi cà nên gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.

E. TỨ GIA HẠNH

A nan! Những thiện nam tử ấy, thanh tịnh cả 41 tâm, theo thứ lớp mà thành tựuTứ gia hạnh diệu viên.

Noãn Địa: Lấy giác quả của Phật, dùng làm tâm nhơn của mình, nhưng phật giác hình như hiều rõ mà chưa hiểu rõ; chẳng khác gì dùi cây vào lửa, lửa muốn bén cây, nhưng chưa bén, như vậy gọi là Noãn địa.

Đảnh Địa: Lấy tâm mình làm thành chỗ sở lý của Phật, dường như nương mà chẳng phải nương, chẳng khác chi người leo lên núi cao,thân tay vào giữa hư không, mà dưới chân còn bấm đất, tức là còn có ngăn ngại, nên gọi là Đảnh Địa.

Nhẫn Địa: Tâm với phật đã đồng nhau, chúng được Trung Đạo một cách thiện xảo, ví như người gặp việc, hay nhẫn nhục, không cam sự oán ghét, cũng không quên dứt, nên gọi là Nhẫn địa.

Thế Đệ Nhất Địa: Tâm và Phật viên dung, thì số lượng dứt tuyệt. Khi nhân và quả khác nhau, tức là Mê Trung Đạo, khi nhân và quả đồng nhau, thì tức là Giác Trung Đạo. Nay số lượng tuyệt dứt, thì hai cái «mê» và «giác» đó, thảy đều không có chỗ chỉ,khỏi lạc vào thế giới pháp, và được siêu việt hơn đời, nên gọi là Thế Đệ Nhất Địa.

F. THẬP ĐỊA

Hoan Hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.

Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa.

Pháp Quang Địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa.

Diệm Huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.

Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.

Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa.

Viễn Hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa.

Bất Động Địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa.

Thiện Huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa

Như lai đi ngược giòng, khởi từ ngài đi vào biển giác, chư bồ tát đi thuận giòng thẳng đến biển giác, giác tế nhập giao gọi là Đẳng Giác.

A Nan! Từ tâm Càn Huệ cho đến địa Đẳng Giác, mới thấu triệt Trung Tâm Đỉêm, Kim Cương của Địa sở Càn Huệ.

Qua Đẳng giác đến Diệu giác tức là Phật. Như vậy từ quả vị Thập Tín đến Đẳng giác là 55 địa vị mới đến quả Phật.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":

  1. Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư
  2. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ
  3. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh
  4. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh
  5. Hà Đồ Và Lạc Thư
  6. Lão, Trang Giản Lược
  7. Đạo Đức Kinh Lão Tử
  8. Âm Phù Kinh
  9. Phật Học Chỉ Nam
  10. Trung Dung Tân Khảo
  11. Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
  12. Khổng Học Tinh Hoa
  13. Hướng Tinh Thần
  14. Đường Vào Triết Học Và Đạo Học
  15. Chân Dung Khổng Tử
  16. Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
  17. Trời Chẳng Xa Người
  18. Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung
  19. Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo
  20. Định Luật Tiến Hoá
  21. Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần
  22. Kinh Dịch Với Đông Y
  23. Đức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm Linh
  24. Lecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn Đích
  25. Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
  26. Nê Hoàn - Nhâm - Đốc
  27. Quan Niệm Tam Tài Với Con Người
  28. Ra Đời, Vào Đạo
  29. Sẫm Violet
  30. Thất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng