THẤT GIÁC CHI
Tác giả : Satta Bojjhanga
Định dạng : Sách PDF
Số trang : 23
Lượt xem/nghe : 1309
Lượt đọc : 524
Lượt tải : 296
Kích thước : 295 KB
Tạo lúc : Thu, 09/12/2021 12:22
Cập nhật lúc : 14:53pm 29/08/2022
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Lời Mở Đầu
Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức
Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống.
Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ.
Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi.
"Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ
"Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti".
"Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế".
Ðó là lời giải đáp vắn tắt của Ðức Bổn Sư ( trong Samyutta Nikaya). Ở một đoạn khác Ðức Phật dạy:
"Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy".
Bảy yếu tố ấy là:
1. Niệm (Sati)
2. Trạch Pháp (Dhammavicaya)
3. Tấn (Viriya)
4. Hỉ (Piti)
5. An (Passadhi)
6. Ðịnh (Samadhi)
7. Xả (Upekkha)
Ở đây xin ghi lại một trong những bài Kinh về Thất Giác Chi (Bojjhanga). Bài nầy bắt đầu như sau:
"...Ta có nghe như vầy: Một thủa nọ, Ðức Thế Tôn ngự trong thành Vương Xá (Rajagaha), tại Trúc Lâm (Veluvanna), chỗ nuôi sóc. Lúc ấy Ðức Ðại Maha Kassapa lâm bịnh, Ngài lâm trọng bịnh.
Vào lúc hoàng hôn Ðức Phật rời khỏi trạng thái vắng lặng của Ngài, đến thăm Ðại Ðức Maha Kassapa (Ma-ha Ca-diếp), ngồi lại, và ngõ những lời trí tuệ sau đây:
"Nầy Kassapa, hôm nay con đau thế nào? Con có nghe đau đớn quá lắm hay không? Con chịu nổi không? Sự đau đớn có thuyên giảm không, hay vẫn đang tăng thêm? Có dấu hiệu nào cho thấy bớt không, hay vẫn thêm?
-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, con rất đau đớn. Con không thể nào chịu nổi. Thật là đau đớn vô cùng. Không có dấu hiệu nào thuyên giảm mà càng lúc càng đau thêm.
-- Nầy Kassapa, bảy yếu tố của sự giác ngộ ấy mà Như Lai đã giảng giải tường tận, Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi đã được trau dồi và phát triển đầy đủ, bảy giác chi này đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. Bảy yếu tố ấy là gì?
1. Niệm. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.
2. Trạch Pháp...
3. Tinh Tấn...
4. Hỉ...
5. An...
6. Ðịnh...
7. Xả. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.
Bảy giác chi nầy, quả thật vậy, nầy Kassapa, Như Lai đã giảng giải tận tường. Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ thất giác chi nầy đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.
-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, bảy yếu tố ấy là Thất Giác Chi! Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, đó là Bảy Yếu Tố Giác Ngộ!"
Ðó là những lời của Ðức Phật và tiếp theo là lời của Ðại Ðức Maha Kassapa đón mừng tiếp nhận những lời vàng ngọc của Ðức Thế Tôn. Liền sau đó Ðại Ðức Maha Kassapa hết bịnh. Lúc bấy giờ bịnh tình của Ðại Ðức Maha Kassapa liền tan biến". (Samyutta Nikaya V, trang 79)
Bài Maha Cunda Bojjhanga Sutta, một trong ba bài kinh đã được nhắc đến ở phần trên, ghi rằng một lần nọ chính Ðức Phật lâm bịnh và Ðại Ðức Maha Cunda đọc Kinh Bojjhanga, Thất Giác Chi. Sau đó bịnh tình của Ðức Phật liền tan biến. (Samyutta Nikaya V, trang 81).
Tâm của con người ảnh hưởng đến thân một cách rất sâu xa và vô cùng kỳ diệu. Nếu ta để tâm buông lung tác hành và duyên theo những tư tưởng ô nhiễm và tồi tệ tâm có thể gây nên tai hại không thể lường được, đến mức độ có thể giết chết một chúng sanh. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa khỏi một chứng bịnh của thể xác. Nếu ta gom tâm mạnh mẽ vào những tư tưởng chơn chánh, với sự hiểu biết chơn chánh, thì thành quả mà tâm có thể đạt đến thật vô cùng rộng lớn và sâu xa "Tâm không những gây bịnh mà còn có thể chữa bịnh, một bịnh nhơn lạc quan có nhiều hy vọng được chữa trị dễ dàng hơn người luôn luôn lo âu và sầu muộn. Trong những trường hợp đã được ghi nhận, có nơi cho thấy đức tin cũng chữa được hầu như tức khắc những chứng bịnh thuộc cơ hữu" (Aldous Huxley - Ends and Means - London 1946. Trang 259).
Giáo Pháp của Ðức Phật - gọi là Phật Pháp - là những lời dạy sáng suốt, đầy trí tuệ. Những ai có nguyện vọng thành đạt sự giác ngộ, trước tiên nên hiểu rõ ràng những trở ngại đang chặn ngang con đường đưa đến giác ngộ.
Theo sự hiểu biết chơn chánh của Ðức Phật, đời sống là khổ. Và sự khổ nầy nương tựa trên vô minh (avijja). Vô minh là thọ cảm những gì không đang được thọ cảm, tức là điều bất thiện.
Lại nữa, Vô Minh là không nhận thức được bản chất cấu hợp của năm uẩn, là không nhận thức được những căn và những trần (giác quan và đối tượng của giác quan) và bản chất thật sự của chúng, là không nhận thức được tánh cách rỗng không và tương đối của tứ đại (đất, nước, lửa, gió), không nhận thức được bản chất trọng yếu của những khả năng kiểm soát giác quan (ngũ căn), không thể nhận thức tánh cách thực tiễn, không thể sai lầm, của Tứ Diệu Ðế. Và năm pháp triền cái, tức năm chướng ngại tinh thần, là chất dinh dưỡng cho (hay làm duyên tạo nên) cái vô minh ấy. Năm pháp được gọi là triền cái, hay chướng ngại, vì nó hoàn toàn đóng lại, cắt lìa, và chặn ngang. Năm pháp nầy gây trở ngại cho sự hiểu biết con đường giải thoát ra khỏi đau khổ. Ðó là tham dục (kamacchanda), oán ghét (vyapada), dã dượi hôn trầm (thinamiđha), phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca), và hoài nghi (vicikicca).
Cái gì nuôi dưỡng năm triền cái nầy? Thân bất thiện nghiệp, khẩu bất thiện nghiệp, và ý bất thiện nghiệp (tini duccaritani) nuôi dưỡng năm pháp nầỵ Còn ba bất thiện nghiệp nầy lại được nuôi dưỡng bằng giác quan không thu thúc (indriya asamvaro). Không thu thúc và sân thâm nhập vào sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm.
Không thu thúc lục căn vì thiếu giác tỉnh, không niệm, không hay biết đầy đủ (asati asampajjanna). Theo đoạn kinh đề cập đến vấn đề dinh dưỡng; để đối tượng bị lôi cuốn đi mất, để sự hiểu biết về ba đặc tính của kiếp sinh tồn (vô thường, khổ, vô ngã) thoát ra khỏi tâm, lãng quên thực chất của sự vật, là lý do làm cho ta không thu thúc lục căn. Chính trong những lúc không nhận thức bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật ta tự buông lơi cho bao nhiêu loại tự do thân, khẩu mặc tình tạo bất thiện nghiệp và để cho trí tưởng tượng mặc tình trôi chảy theo dòng tư tưởng bất thiện. Thiếu hay biết đầy đủ là:
1. Thiếu sự hay biết đầy đủ về mục tiêu (sattha sampajjanna);
2. thiếu sự hay biết về tánh cách thích nghi (sappaya sampajjann);
3. thiếu sự hay biết về phương sách (gocara sampajjanna);
4. thiếu sự hay biết về tánh cách sáng suốt, không si mê (asammoha sampajjanna).
Khi ta làm việc gì mà không có mục tiêu chánh đáng, khi ta nhìn sự vật và có hành động không giúp tăng trưởng điều thiện, khi ta làm điều gì không thuận lợi cho sự cải thiện, khi ta quên Giáo Pháp (Dhamma) tức là quên phương sách chơn chánh mà ta đang cố gắng thành đạt, khi ta bám víu vào những vật một cách si mê, mà ta lầm tưởng là đáng được ưa thích, đẹp đẽ, trường tồn, hữu ngã, khi ta làm như vậy là ta nuôi dưỡng sự không thu thúc lục căn.
Nằm bên dưới lớp thiếu tâm niệm và thiếu sự hiểu biết đầy đủ, có sự suy tư không chơn chánh (ayoniso manasikara, chăm chú không chánh đáng). Kinh điển ghi rằng suy tư không chơn chánh là tư tưởng sai lầm, đi ra ngoài con đường chơn chánh, có nghĩ là xem cái vô thường là thường còn, cái khổ là vui thích, vô ngã là linh hồn trường cửu, thiện xem là bất thiện, cái xấu, trái lại, thấy là tốt. Cuộc lặn hụp kéo dài mãi mãi trong vòng luân hồi bắt nguồn từ suy tư không chơn chánh. Suy tư không chơn chánh càng gia tăng, lớp si mê càng gia tăng, và càng bám chặt hơn vào kiếp sinh tồn. Vô minh đã hiện hữu, toàn khối đau khổ do đó cũng phát sanh. Vậy, người suy tư nông cạn cũng tựa hồ như chiếc thuyền trôi giạt theo chiều gió, như đàn cừu bị cuốn trong giòng nước lũ, như bò mang ách, mãi mãi xuôi ngược trong vòng luân hồi.
Kinh sách cũng dạy rằng một niềm tin không trọn vẹn (assaddhiyam) nơi Phật, Pháp, Tăng là điều kiện phát triển suy tư không chơn chánh. Và không có niềm tin trọn vẹn vì không nghe Chơn Lý, Giáo Pháp (Dhamma). Cuối cùng không được nghe Chơn Lý vì không đến gần bậc thiện trí, không kết hợp với người tốt (asappurisa samsevo).
Rốt cùng, sự thiếu bạn lành (kalyana mittata) là lý do căn bản sanh ra những tệ hại trên thế gian. Và ngược lại, nền tảng và chất dinh dưỡng của điều tốt là tình bằng hữu trong sạch, kết bạn với người lành, người cho ta thức ăn làm bằng chất liệu của Giáo Pháp cao thượng, những gì tạo cho ta niềm tin nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Khi ta có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo ta sẽ có suy tư sâu xa và chơn chánh, có tâm niệm và sự hay biết đầy đủ, có thu thúc lục căn, có thân, khẩu, ý thiện nghiệp, có tứ niệm xứ, có bảy yếu tố của sự giác ngộ và có trí tuệ đưa đến giải thoát, tuần tự điều nầy kế tiếp điều kia.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Giác Chi PDF của tác giả Satta Bojjhanga nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |