TƯƠNG LAI THIỀN HỌC VIỆT NAM
Tác giả : Thích Nhất Hạnh
Định dạng : Sách PDF
Số trang : 33
Lượt xem/nghe : 1031
Lượt đọc : 388
Lượt tải : 218
Kích thước : 337 KB
Tạo lúc : Thu, 02/12/2021 18:51
Cập nhật lúc : 13:28pm 06/06/2023
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Tương lai thiền học Việt Nam (Thư gửi am chủ am Thiền Duyệt)
Thân gửi Thiền Duyệt Am Chủ, Mấy hôm nay phấn hoa bay đầy trời, tôi hắt hơi không biết bao nhiêu bận. Mấy bụi đinh hương tím bên giếng nước đã nở, tôi biết hương của nó ngọt nhưng cũng không dám cắt vào cắm trong phòng. Bên đó đã Rằm tháng ba rồi, chỉ còn một tháng nữa là đến ngày Phật Đản và ngày nhập hạ. Thầy ở gần biển tha hồ mà thở khí trời trong sạch. Tại sao hồi còn ở nhà tôi không bao giờ bị chứng hắt hơi mỗi khi mùa Xuân đến, mà sang bên này lại cứ bị hoài?
Trái mít non thầy gửi cho năm ngoái, chúng tôi đã đem kho tương, ăn ngon không thua mít kho của thầy Đồng Bổn ở chùa Trúc Lâm. Hồi còn ở chùa Từ Hiếu, đại chúng ít khi được ăn mít kho. Thường thường chỉ có mít luộc, và lâu lâu có mít nấu canh. Ăn mít luộc thì không tốn dầu. Nấu canh mít thì cần dầu, nhưng vài muỗng dầu cũng đủ nấy được một nồi canh rồi. Trong khi đó, nếu ta muốn kho mít, mà kho ngon theo kiểu chùa Trúc Lâm thì phải dùng thật nhiều dầu. Đào đâu cho ra dầu. Hồi đó chúng tôi vừa đi tản cư về. Suốt mấy tháng tản cư chỉ được ăn cơm với nước tương và rau luộc. Rau đay là rau tàu bay và rau dền mọc hoang, hái được trên bước đường tị nạn.
Chúng tôi thèm chất béo lắm. Về được tới chùa, chúng tôi đi nhặt trái dầu sở, bỏ vào bếp nướng rồi đập ra lấy hạt. Hạt này giã ra thì có chất dầu, đem nấu canh. Có lần tôi và chú Tâm Mãn bị đau bụng đi tiêu vì ăn trái dầu sở, cho nên chúng tôi không dám dùng trái này nhiều trong lúc nấu ăn.
Tôi học được nhiều món mít do dì Tư ở chùa Từ Hiếu dạy. Ngon nhất là món canh mít. Để cho mít mềm, nhất định là phải có vài muỗng dầu phụng đổ vào nồi canh trước khi đậy vung lại. Dầu phụng vừa làm cho mít chóng mềm vừa cho mít chất béo. Trên miền đồi núi xã Dương Xuân Thượng chúng tôi hái được một thứ lá màu đỏ gọi là lá sân, bỏ vào canh mít ăn thơm và ngon lắm. Lá sân thì đi đôi với lá lốt.
Tôi nghĩ thiếu hai thứ lá ấy thì thà đừng nấu canh mít còn hơn.
Tôi định viết thư cám ơn thầy về trái mít nhưng cả năm rồi mà chưa viết được. Bên đó chắc thầy trồng mít nhiều lắm. Ở Âu Châu không nơi nào tôi thấy có cây mít. Thầy còn nhớ cái hồ bán nguyệt ở sát tam quan chùa Từ Hiếu không? Tôi hay xuống gọt mít và rửa mít ở đấy.
Tôi ngồi trên bậc đá, chân tôi dầm dưới nước. Trái mít cũng được dầm dưới nước, trên một bậc đá thấp hơn. Công việc được làm ở dưới nước để tránh cho nhựa mít đừng quấn vào mít và dao. Mít luộc ở chùa Từ Hiếu rất trắng và rất mịn. Chừng nào có dịp mời thầy về chùa Từ Hiếu, thế nào tôi cũng đãi thầy một bữa canh mít có lá sân và lá lốt. Còn một món này nữa mà tôi đã từng làm để đãi mấy người bạn văn nghệ sĩ ở Huế, đó là món mít trộn. Có muối mè, có đậu phụng giã nhỏ, có rau thơm trộn trong mít luộc thái nhỏ. Lấy bánh tráng nướng bẻ ra, xúc mít mà ăn. Khỏi cần ăn cơm.
Nói chuyện ăn thì nói bao giờ cho hết, nhất là gặp thời buổi đói kém này, khi mà ở chùa nào các thầy cũng đều phải ăn độn. Tết vừa rồi, tôi có nhận được một gói mứt từ bên nhà gởi sang; chỉ có khoai ngào và sắn ngào mà thôi. Chết chưa, khoai sắn ăn còn không đủ mà lại đem ngào để gởi sang tận bên tây. Nghĩ như thế nhưng tôi không dám nói ra. Ngày Tết, tôi thắp nhang lên cho thơm rồi mới pha một bình trà và đem các thứ khoai ngào và sắn ngào vào miệng mà nước mắt thì cứ muốn trào ra. Tôi liền gói phắt tất cả còn lại, bỏ vào một cái hộp, gởi cho một người bạn thi sĩ người Ý ở Milan.
Mấy năm nay tôi nhận được khá nhiều thơ từ nhà gửi qua. Thơ đây là thi ca chớ không phải là thư từ. Lạ quá, nhiều người ngày xưa đâu có ưa gì thơ, đâu có để ý gì đến thơ, vậy mà nay cũng làm thơ. Ai cũng làm thơ. Thơ nếu không hay thì cũng không dở. Có những bài thơ gửi cả từ trong các trại học tập ra. Thơ như là chất liệu, là tinh túy của đời sống. Thơ là đức kiên nhẫn, là sự chịu đựng, niềm hy vọng; thơ là tiết tháo, là chí nguyện, là tình thương. Đọc thơ, tôi thấy được tiềm lực của dân tôi, tôi thấy được tính cách bất khả hủy diệt của cả một giống nòi.
Thầy cho biết thầy đang dịch Bích Nham Lục. Cuốn "giáo khoa thư" này của các thiền viện mà đến thế kỷ này mới có người dịch thì kể cũng hơi trễ đấy. Tuy nhiên, thiên hạ đã chờ đợi được mấy trăm năm rồi thì cũng có thể chờ thêm một vài tháng, đã ai chết đâu mà sợ. Tôi nói như vậy là để thầy có dư dả thì giờ mà dịch cho thật thong thả.
Mỗi "tắc" ở trong tác phẩm thầy có thể để ra một vài tuần mà dịch cũng được. Tất cả có một trăm "tắc" chứ có nhiều đâu. Tôi không thích Bích Nham Lục bằng Lâm Tế Lục. Bích Nham Lục văn chương hơi nhiều và kiểu cách hơi nhiều. Lâm Tế Lục tràn đầy sức sống mà lại rất thực, không có kiểu cách. Có lần tôi đã định dịch Lâm Tế Lục, nhưng vì ham chơi quá nên lại thôi.
Bích Nham Lục đã được xuất bản bằng tiếng Anh năm 1961. Dịch giả là một nhà thần học Cơ Đốc Giáo sống nhiều năm ở đất Phù Tang.
Ông tên là R.D.M.Shaw. Ông đã để ra mười lăm năm để dịch tác phẩm này. Tiếng Anh của sách là The Blue Cliff Records; sách do nhà Michael Joseph Ltd. ở Luân Đôn ấn hành. Tựa của sách là do đạo hữu Christmas Humphreys, hội trưởng hội Phật giáo Luân Đôn đề. Tuy tiến sĩ Shaw đã để tới mười lăm năm để dịch và để bình chú sách, tôi vẫn thấy những lời bình chú của ông còn chưa được thấm tương chao cho lắm. Tôi tin rằng bản dịch của thầy dù được thực hiện trong vòng sáu tháng hay một năm cũng sẽ thấm nhuần chất tương chao nhiều hơn, bởi vì ngồi tính lại tôi thấy những chai tương tiêu thụ từ năm 1946 tới giờ có thể sắp hàng từ Pháp Lạc Thất cho đến bờ biển. Tôi nghĩ rằng sau mỗi "tắc", mỗi bài "tụng" và mỗi lời thùy thị, thế nào thầy cũng có thêm lời bình chú của thầy. Điều đó quan trọng vô cùng, bởi vì chính những lời bình chú ấy mà "mỗi khi cầm đến lại thành mới tinh" ("nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân"). Gần đây, năm 1977, nhà xuất bản Shambhala ở Colorado cũng mới ấn hành một bản dịch khác của
Bích Nham Lục do Thomas và J.C. Cleary thực hiện. Nhưng ấn bản này chỉ mới có tập I, chưa có trọn bộ. Đợi khi nào sách ra trọn bộ tôi sẽ đọc và sẽ viết cho thầy sau.
Lâm Tế Lục cũng đã được một nhà học giả Pháp tên là Đới Mật Vi dịch và chú giải. Nghe nhà học giả Pháp có tên là Đới Mật Vi chắc thầy cũng tức cười. Đới Mật Vi là cách phát âm của chữ Démieville.
Phải rồi, đó là nhà học giả Phật học trứ danh ở xứ này tên là Paul Demieville, người mà cả Etienne Lamotte, cả Andre Barreau đều coi như là sư phụ. Năm nay tiên sinh đã suýt soát chín mươi. Bản dịch Lâm Tế Lục của ông là một bản dịch rất thông minh. Sách tên là Entretiens de Lin Tsi do nhà Fayard ở Paris xuất bản năm 1972 trong loại sách Documents Spirituels. Paul Demieville đọc Hán Tạng rất trôi chảy. Năm 1971, tôi có lần mời tiên sinh về chơi ở tệ xá ở Maisons Alfort để thọ trai. Tại đó, tôi không có trang bị bàn ghế gì hết và tiên sinh đã phải ngồi xệp xuống trên một tấm tọa cụ. Sau khi uống trà và đàm tọa xong, ông phải cố gắng một hồi lâu mới đứng dậy được. Tôi ân hận quá vì đã không chịu mượn nhà hàng xóm một chiếc ghế bành để về tiếp ông. Năm 1972, khi bản dịch Lâm Tế Lục ra đời, tiên sinh đã gởi cho tôi một tập với dòng chữ Nho "Nhất hạnh thiền sư giảo chinh, Đới Mật Vi kính trình". Tôi đọc và khâm phục ông hết sức.
Khâm phục tinh thần học giả liêm khiết nơi ông. Ông nói có nhiều đoạn trong cuốn Lục, ông vẫn còn chưa thấu triệt và ông cảnh cáo với độc giả là đừng quá tin vào những lời bình giải của ông. Theo ông, Thiền của Lâm Tế là một nỗ lực để cải cách lại giáo, và Lâm Tế dùng phương tiện đùa cợt để làm cho kẻ đối thoại cảm thấy thái độ cố chấp và giáo điều cho họ.
Tôi nghĩ tại các thiền viện ở Việt Nam, ta nên biết sử dụng đúng mức các tác phẩm Khóa Hư Lục và Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục. Bốn mươi ba công án thiền của Trần Thái Tông cử ra và làm niêm tụng đều là những công án có thể đem ký thác cho các thiền sinh nuôi dưỡng. Các lời niêm và các bài tụng của Thái Tông không cầu kỳ, không nặng tính cách văn chương, có thể giúp đỡ nhiều cho các thiền sinh. Như công án thứ mười ba chẳng hạn:
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":
- Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái Tông
- Am Mây Ngủ
- An Lạc Từng Bước Chân
- An Trú Trong Hiện Tại
- Bàn Tay Cũng Là Hoa
- Bồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất Gia
- Bước Tới Thảnh Thơi
- Bụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm Thức
- Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
- Cho Đất Nước Đi Lên
- Cho Đất Nước Mở Ra
- Con Đã Có Đường Đi
- Con Đường Chuyển Hóa
- Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
- Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
- Đạo Bụt Nguyên Chất
- Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng Ngày
- Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
- Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
- Đạo Phật Hiện Đại Hóa
- Đạo Phật Ngày Nay
- Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
- Để Có Một Tương Lai
- Để Hiểu Đạo Phật
- Đường Xưa Mây Trắng
- Duy Biểu Học
- Giận
- Giới Tiếp Hiện Chú Giải
- Hạnh Phúc Mộng Và Thực
- Hiệu Lực Cầu Nguyện
- Hoa Sen Trong Biển Lửa
- Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
- Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
- Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử
- Im Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt Rắn
- Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
- Kinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
- Kinh Người Áo Trắng
- Kinh Pháp Ấn
- Kinh Quán Niệm Hơi Thở
- Nẻo Vào Thiền Học
- Nẻo Về Của Ý
- Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
- Người Vô Sự
- Nhật Tụng Thiền Môn
- Nói Với Tuổi 20
- Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
- Quan Âm Hương Tích
- Quan Âm Thị Kính
- Quyền Lực Đích Thực
- Sám Pháp Địa Xúc
- Sen Búp Từng Cành Hé
- Sen Nở Trời Phương Ngoại
- Sống Chung An Lạc
- Thiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển Hóa
- Thiền Hành Yếu Chỉ
- Thiền Sư Tăng Hội
- Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
- Thiết Lập Tịnh Độ
- Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
- Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
- Tiếp Xúc Với Sự Sống
- Tình Người
- Tố Thiều Lan
- Trái Tim Của Bụt
- Trái Tim Của Hiểu Biết
- Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
- Trái Tim Mặt Trời
- Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
- Từng Bước Nở Hoa Sen
- Tùng Bưởi Hồng
- Tuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý Tưởng
- Tương Lai Thiền Học Việt Nam
- Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
- Tý
- Ước Hẹn Với Sự Sống
- Vương Quốc Của Những Người Khùng
- Bông Hồng Cài Áo
- Thả Một Bè Lau
- Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu
- Thiền Sư Khương Tăng Hội
- Tâm Tình Với Đất Mẹ
- Gieo Trồng Hạnh Phúc
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tương Lai Thiền Học Việt Nam PDF của tác giả Thích Nhất Hạnh nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |