HƯNG ĐẠO VƯƠNG- BÌNH ĐỊNH VƯƠNG
Tác giả : Lê Văn Hòe
NXB : Hà Nội
Năm xuất bản : 1952
Định dạng : PDF, EPUB, MOBI, AZW3
Số trang : 37
Lượt xem/nghe : 1046
Lượt đọc : 266
Lượt tải : 195
Kích thước : 223 KB
Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:44
Cập nhật lúc : 11:11am 14/03/2023
Đọc Sách
Nhạc Chữa Lành Bình Luận
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
![]() |
![]() |
Chiến công oanh liệt
Thời Trần, dân ta hai lần đại thắng giặc Mông-cổ. Một lần vào năm Ất-Dậu (1285) phá 50 vạn quân Nguyên, một lần vào năm Mậu-Tý (1288) phá 30 vạn quân Nguyên. Đó là những võ công oanh liệt đệ nhất trong lịch sử.
Chẳng những trong lịch sử nước nhà, mà cả trong lịch sử thế giới. Vì thế giới bấy giờ già nửa thuộc Mông-cổ. Các nước lớn như Nga, Hung, Đức, Trung-hoa, các nước nhỏ như Ba-tư, Thổ-nhĩ-kỳ, tất cả hơn bốn mươi nước châu Âu, châu Á chịu theo pháp luật Mông-cổ.
Nếu ta xét kỹ tình-thế thế giới và lực lượng của Mông-cổ thời bấy giờ, thì ta có quyền tự-hào rằng đã có phen nước Việt-Nam đứng vào hàng cường-quốc bực nhất thế-giới.
Tức là về thời nhà Trần. Thật vậy trong khi già nửa toàn cầu (bấy giờ đã ai biết tân đại lục, nên cựu đại lục là cả thế giới) thuộc trong phạm vi thế lực của Mông-Cổ, mà có một nước trong hai năm liền, phá luôn hai lần tám mươi vạn quân Mông-Cổ do thái tử Mông-Cổ chỉ huy, thì nước ấy có đáng gọi là một cường-quốc không?
Và chiến công rực rỡ đời Trần phải được liệt ngang với những chiến-công oanh liệt nhứt trong lịch sử các dân tộc hoàn cầu.
Chúng ta không kiêu căng. Nhưng chúng ta có quyền tự hào về trang sử vẻ vang chói lọi hiếm có trên thế giới đó.
Chúng ta có quyền tự hào được là con cháu Hưng-đạo-Vương và tiên dân đời Trần. Tự hào như thế không ích gì, nếu chúng ta không biết nối cái chí lớn của ông cha, khơi cái truyền thống anh-dũng tuyệt luân của quân dân đời Trần, viết tiếp trang sử Đại Cường-Quốc hoàn cầu mà Hưng-đạo-Vương đã viết những dòng đầu bằng chữ vàng chói-lọi.
Muốn vậy, trước hết chúng ta phải học-tập cuộc chiến-đấu chống ngoại-xâm đời Trần.
Nghĩa là chúng ta nghiên-cứu cuộc chiến đấu đó, để rút ra những bài học kinh-nghiệm quí giá cho hiện-tại và tương-lai.
Lực lượng Mông-cổ thời bấy giờ
Như ta đã biết, Mông-cổ bấy giờ là một đế quốc mới thành lập. Tức là một đế-quốc đầy sinh lực mới, đầy nhuệ-khí mới, một đế-quốc đang cường thịnh, đang bành trướng.
Đã vậy lại có sẵn cả một kho người, kho của vô cùng vô tận là nước Trung-hoa. Có thể ví Mông-cổ như một con hùm dữ mọc thêm đôi cánh.
Lực-lượng nước ta thời bấy giờ
Còn nhà Trần, nếu so sánh với Mông-cổ thì chỉ như một con bê mới vực.
Cướp ngôi vua nhà Lý chưa được bao lâu, nhà Trần dù đã dẹp yên nội-loạn trong nước nổi lên phản đối sự tiếm nghịch với sự loạn luân (họ hàng lấy lẫn nhau) của nhà Trần, song vẫn chưa được lòng người hoàn toàn qui phục.
Đối với giặc ngoại-xâm, phần đông nhân dân đều muốn cầu lấy sự yên thân, và muốn cho đó là việc riêng của vua tôi nhà Trần. Cho nên trong bài « Hịch dụ tướng sĩ », Hưng-đạo-Vương đã phải lên tiếng cảnh cáo những kẻ « làm tướng mà cam tâm hầu giặc », « mê chọi gà, cờ bạc, vườn ruộng, vợ con, rượu ngon, hát hay, săn bắn » không thiết việc đánh giặc. Không những nhân dân như vậy, mà cả người trong Hoàng-gia, tôn-thất kế cận nhà Trần cũng vậy.
Chú họ vua Trần-nhân-Tông là Trần-di-Ái sang sứ rồi chịu luôn cho Mông-cổ phong làm An-Nam Quốc Vương, nghĩ đến lợi ích bổn thân hơn là nghĩ đến giang-sơn quốc thể.
Bọn Hoàng-Tộc là Trần-ích-Tắc, Trần-tú-Viên, Trần-Kiện, Trần-văn-Lộng, đều là anh em, cha chú nhà vua, cũng theo hàng Mông Cổ. Kể chi đến Triều-thần, nhiều người thư từ giấy má tư thông với giặc, sau này Triều-đình bắt được cả một tráp hàng-biểu của các quan Triều.
Khi thế giặc mạnh, các làng hầu hết theo giặc để cầu yên thân. Việc đó là thường tình. Sử chỉ chép hai làng Bàng-Hà, Ba-Điểm là hai làng hàng giặc trước tiên.
Tình hình Hoàng-Tộc, quan liêu và nhân dân đời Trần đại khái là như vậy. Đại khái là ai nấy đều lo giữ lấy cái đầu mình, ít người lo giữ lấy giang-sơn tổ-quốc.
Cho nên có thể nói rằng lực-lượng nước ta hồi bấy giờ thật là non yếu.
Ưu, nhược-điểm của Mông-Cổ
So sánh khái quát như vậy chưa đủ. Muốn thấy rõ lực-lượng hai bên Mông-Cổ và ta cần phải vạch rõ những ưu-điểm và nhược-điểm của đôi bên.
- Giặc Mông-Cổ có những ưu-điểm sau đây:
1. Cấp chỉ huy thiện chiến hơn.
2. Quân-số trội hơn (lần 50 vạn, lần 30 vạn).
3. Quân, tướng đã quen đánh trận địa chiến vì đã dự nhiều chiến-dịch to.
4. Phương-tiện chuyển vận quân sĩ mau chóng và đầy đủ hơn vì có nhiều chiến-thuyền và chiến-mã.
5. Khí-thế mạnh mẽ hơn vì nắm quyền chủ động chiến trường (Mông-Cổ khởi hấn trước).
Tựu trung, ưu-thế tuyệt-đối của giặc Mông Cổ vẫn là quân-số trội.
- Tuy nhiên bên những ưu-điểm căn-bản đó Mông-cổ có những nhược-điểm cũng căn-bản và cũng trầm-trọng lắm:
1. Quân-số đông, nhưng hầu hết là dân Hán tức là quân bị chinh phục và tất nhiên là ô hợp, vì góp người các tỉnh các châu.
2. Vì quân đông mà việc vận-chuyển quân lương trở thành một vấn đề sinh tử và hết sức khó khăn.
3. Quân viễn-chinh ở xa tới mệt nhọc và hay nhớ nhà, tinh thần chiến đấu cũng kém.
4. Quân-sĩ không quen thủy-thổ nước ta.
5. Quân-sĩ Mông-Cổ không hiểu rõ địa-hình, địa-vật và đường lối nước ta.
6. Mông-Cổ là giặc ngoại-xâm, không có chính-nghĩa nên không có nhân-dân, không được nhân-dân ái-đới và ủng-hộ.
Có khắc-phục được những nhược-điểm nặng nề đó thì giặc Mông-Cổ mới mong phát-triển được những ưu-điểm sẵn có và mới giữ vững được ưu-thế tuyệt-đối về quân-số.
Trong trường-hợp ngược lại thì ưu-thế tuyệt-đối với quân-số không còn và những ưu-điểm khác cũng hóa vô-dụng.
Ưu, nhược-điểm của ta
- Ưu-điểm của ta gồm có mấy điểm này:
1. Có chính-nghĩa, vì là chiến-tranh tự-vệ, chiến-tranh bảo-vệ độc-lập cho tổ-quốc, hạnh phúc cho dân tộc. Dễ có nhân hòa, dễ được nhân dân ủng hộ.
2. Có địa-lợi, thông thạo địa-hình, địa-vật và đường lối trong nước.
3. Có thiên-thời, quân-dân đều thuộc thủy thổ nước nhà, có thể chịu đựng khí-hậu rừng núi.
4. Việc vận chuyển quân và lương không thành vấn đề, vì quân-số ít và có thể lấy lương thực tại chỗ.
Tựu trung, ưu-thế tuyệt-đối của ta trước sau vẫn là chính-nghĩa.
- Nhược-điểm của ta cũng không ít:
1. Quân-số ít và không thiện chiến (phải lấy cả nghĩa-binh, hương-binh, tức là dân-quân).
2. Cấp chỉ huy thiếu và không thiện chiến cho lắm.
3. Trang bị và chiến cụ thiếu (chiến thuyền và chiến mã ít).
4. Quân sĩ không quen đánh trận địa chiến.
5. Nhân dân chưa hoàn toàn qui phục nhà Trần.
Nhược-điểm ta nhiều hơn ưu-điểm. Nghĩa là lực ta yếu hơn địch.
- Nhưng thế ta có thể mạnh hơn.
Con bê mới vực tuy còn non sức, nhưng biết nuôi dưỡng thì sức ấy một ngày một lớn, mạnh thêm. Hổ có cánh nhưng không biết sử dụng cánh cho khéo thì gẫy mất cánh và hổ đuối sức.
Thế ta có thể mạnh hơn là vì ta có ưu-thế tuyệt-đối là CHÍNH-NGHĨA.
Phát huy được ưu-thế đó đến triệt-để thì đủ che lấp được phần lớn những nhược-điểm ở dưới, nhất là về điểm « thiếu nhân-tâm » là một nhược-điểm căn-bản và trầm-trọng nhất.
So sánh ưu-nhược-điểm của giặc và của ta
Nếu đem so sánh ưu, nhược-điểm của hai bên thì ta thấy ta và giặc Mông-Cổ đều có nhiều nhược-điểm hơn là ưu-điểm. Song giá bắc được lên cân, thì nhược-điểm của giặc nặng hơn, nhược-điểm của ta nhẹ hơn. Vì sao?
- Nhược-điểm của giặc đều là những nhược-điểm căn bản khó lòng khắc phục, vì hầu hết không thuộc chủ-quan. Còn nhược-điểm của ta hầu hết thuộc chủ-quan, nghĩa là tự ta, ta có thể nhờ thời-gian, nhờ cố gắng, khắc-phục được, chứ không lệ thuộc các điều-kiện khách-quan bên ngoài như những nhược-điểm của địch.
- Nhược-điểm của ta không sâu xa, nó nhất thời. Trái lại với thời-gian, nhược-điểm của địch mỗi ngày một sâu-sắc thêm, nặng-nề thêm, càng ngày càng khó khắc-phục.
Vả lại, ưu-thế tuyệt-đối về quân-số của quân giặc là một ưu-thế nhất thời không được vững chắc, nếu như phạm một vài điều sai lầm trong việc chỉ đạo chiến tranh, khiến quân-số bị hao hụt.
Còn ưu-thế tuyệt-đối của quân Trần thì là một ưu-thế căn bản rất vững vàng, có thể phát huy đến vô cùng tận, và một ngày một bền vững hơn, nếu giặc càng hung dữ, và nếu quân ta thắng một vài trận.
So sánh như vậy ta càng thấy lực ta tuy yếu, nhưng thế ta có thể mạnh gấp bội thế Mông-Cổ. Cái thế của Mông-Cổ là một cái thế bấp-bênh, chông-chênh, cái thế của quân giặc cướp chỉ mạnh ở số đông và ở lòng bạo ngược. Trước chính-nghĩa hiển-nhiên và trước sức chiến đấu tự vệ của dân một xứ giàu lòng yêu nước, thì cái thế ấy bị phá vỡ ngay.
Tuy nhiên sự đời không giản-dị như vậy. Còn phải cần đến khôn khéo, đến mưu trí của con người sáng suốt thì mới phá được thế giặc, kiện toàn được thế mình và mới chuyển được sức yếu thành sức mạnh.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Văn Hòe":
- Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung
- Hưng Đạo Vương- Bình Định Vương
- Lược Luận Về Phụ Nữ Việt Nam
- Tục Ngữ Lược Giải - Quyển 1
- Tục Ngữ Lược Giải - Quyển 2
- Tục Ngữ Lược Giải - Quyển 3
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hưng Đạo Vương- Bình Định Vương PDF của tác giả Lê Văn Hòe nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |