Ảnh bìa sách Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh

STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH

Tác giả : Antony Beevor

NXB : Hồng Đức

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 466

Lượt xem/nghe : 1222

Lượt đọc : 623

Lượt tải : 300

Kích thước : 2.93 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:03

Cập nhật lúc : 15:14pm 26/09/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

"Stalingrad - Trận chiến định mệnh" khắc họa chân thực, thảm khốc về chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời đặt vấn đề nghiêm túc về hòa bình nhân loại.

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng đồng minh và phe kia là Hồng quân Liên Xô. Hai bên quyết đấu để giành quyền kiểm soát thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Trận đánh diễn ra từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943, thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới vào thế kỷ XX.

Trong 200 ngày sinh tử của trận Stalingrad, nhiều cuộc không kích trực tiếp vào dân thường đã diễn ra. Gần 2.2 triệu người trực tiếp tham gia trận chiến, trong đó 1.8-2 triệu người bị thương, bị bắt hoặc bị giết. Stalingrad kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân dân Liên Xô và là thất bại toàn diện của quân xâm lược Đức.

Đã có nhiều cuốn sách viết về trận chiến vĩ đại này, nhưng Stalingrad - Trận chiến định mệnh của Antony Beevor thiên về khía cạnh con người trong cuộc chiến. Cuốn sách do Trịnh Huy Ninh chuyển ngữ, mới được xuất bản tại Việt Nam.

Tìm mua: Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh

So với các sử gia và các tác giả sách khác, Antony Beevor có lợi thế khi tiếp cận được kho tư liệu mật của Liên Xô cũ. Tác giả hóa thân thành một phóng viên chiến trường và thuật lại hành xử của con người ở cả hai phe.

Trong cuốn Stalingrad - Trận chiến định mệnh, tác giả đã khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường Stalingrad. Mỗi chương, mỗi phần là những miêu tả, thông tin chân thực đến rợn người: Cảnh đổ nát hoang tàn sau một trận đánh; những xác chết chất đống thối rữa; cái chết của những người lính trẻ ở cả hai chiến tuyến, những cái chết dần trong đau đớn thể xác vì đói rét, chấy rận và bệnh tật, vì tê liệt do bị đối phương tra tấn tinh thần...

Nhà thơ Tyuchev đã viết: "Nước Nga, không thể hiểu bằng lý trí". Và trận Stalingrad cũng không thể hiểu theo cách lý giải thông thường. Bởi vậy trong cuốn sách, giữa khung cảnh tàn nhẫn chiến tranh, vẫn có những câu chuyện cảm động.

Tác giả nói về nỗi nhớ quê nhà da diết của những người lính hai chiến tuyến khi đối diện với cái chết; những bức thư không giấu được nỗi tuyệt vọng đắng cay.

Cuốn sách không mô tả trận chiến như một bản hùng ca, không tập trung vào những khía cạnh bề nổi của trận chiến. Đối tượng chính trong sách không phải phe Đức Quốc xã, cũng không phải Hồng quân Liên Xô.

Nhân vật chính trong sách là con người. Nội dung của sách là tái hiện bức tranh lịch sử về trận đánh vĩ đại bậc nhất với âm hưởng chủ đạo là tính nhân văn chạm tới góc sâu nhất của con người. ***

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN MỚI

“Chúng tôi có một nguyên tắc đơn giản về việc lưu trữ”, một đại tá cho tôi hay tại Bộ Quốc phòng Nga, khi tôi tới đó tìm kiếm cuốn sách này vào năm 1994. “Anh cứ nói chủ đề, chúng tôi sẽ tìm hồ sơ.” Tôi biết ngay dẫu có phản đối cũng chẳng ích gì. Dù Cục Lưu trữ nhà nước Nga mở cửa cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ năm 1991, song quân đội thì phản đối việc này. Cuối cùng, sau áp lực từ chính quyền Yeltsin, TsAMO, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng tại Podolsk, phải tuân chỉ. Tôi thấy khá may mắn khi là một trong những người ngoại quốc đầu tiên được tiếp cận hệ thống lưu trữ này theo các quy định mới. “Vâng, các anh ạ, tôi đang viết về Trận Stalingrad”, tôi trả lời. “Để cho anh hình dung được loại tài liệu mà tôi quan tâm, tôi thấy là những báo cáo thú vị nhất trong các hồ sơ lưu trữ quân sự của Đức tại Freiburg là được viết bởi người ngoài cuộc, các bác sĩ, cha tuyên úy.”

“Không có mục sư nào trong Hồng quân cả”, vị đại tá cười sảng khoái, huơ huơ ngón tay trước mặt tôi.

“Vâng dĩ nhiên, nhưng còn các sĩ quan chính trị thì sao? Tôi đang tìm kiếm những tư liệu kiểu như lột tả hiện thực đời lính trong chiến trận.”

“Vậy thì các báo cáo của Cục Chính trị”, ông nói, và ngẫm nghĩ. “Chúng ta phải thử xem.”

Năm tháng sau, khi người phiên dịch cho tôi, tiến sĩ Lyuba Vinogradova, và tôi rốt cuộc cũng được cho tiếp cận kho lưu trữ trung tâm cùa Bộ Quốc phòng Nga tại Podolsk, những báo cáo đồ sộ này vượt xa mọi kỳ vọng của tôi. Gần như mỗi đêm trên chiến trường từ cuối tháng 8 năm 1942 đến cuối năm 1942, đều đặn, Cục Chính trị của Phương diện quân Stalingrad gửi đường không về Moskva một câu chuyện chi tiết đến khó tưởng tượng mà chưa được tìm thấy trong bất kỳ nhật ký chiến tranh thường thấy nào. Địa chỉ được gửi tới là Aleksandr Shcherbakov, Chính ủy của Hồng quân. Báo cáo hằng ngày có độ dày từ hơn một chục cho đến hơn hai chục trang. Trong đó không có một chút tuyên truyền đánh bóng dưới bất kỳ hình thức nào, một điều hiếm có khó tìm trong biển lưu trữ Soviet. Đó là vì Stalin do quá lo lắng về kết quả trận chiến cho nên muốn một sự thật tròn trịa. Những hồ sơ này đúng là những gì tôi hằng tìm kiếm.

Tôi vô cùng may mắn với việc tính toán thời gian của mình. Thật buồn, ô cửa sổ vẫn mở hé lúc này đã gần như đóng lại. Năm 2001, không bao lâu sau khi tôi hoàn thành việc nghiên cứu cho cuốn tiếp theo, Berlin: The Downfall (Berlin: Sự sụp đổ), nhà sử học Lennart Samuelson gọi cho tôi nói rằng Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga FSB (tên mới thay cho KGB) đã bắt đầu kiểm tra danh sách khách truy cập hồ sơ lưu trữ để xem hồ sơ nào đã được các sử gia phương Tây dò tìm. Mấy tháng sau, Catherine Merridale, một chuyên gia khác về lịch sử cận đại Nga, khi ấy đang ở Moskva để làm cuốn sách tiếp theo của cô, bảo với tôi, thậm chí người ta còn không cho cô vào Podolsk, và thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài nhất định là tập trung trong tay nhà cầm quyền. Thực tế bây giờ có máy tính để sao lưu thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài, song không có nguồn tài chính để số hóa được chúng thành một kho catalog lưu trữ duy nhất, và sự thể này nói lên nhiều điều về tình thế này.

Stalingrad như một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng ca Soviet là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Điều này càng đúng ngày nay khi Kremli và thực tế là hầu như mọi phe chính trị đều muốn lấy Zhukov và Hồng quân làm biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và sự vĩ đại của nước Nga. Tôi nhanh chóng học được khi nào thì phỏng vấn cựu binh để tránh được việc sa đà vào những tranh luận chính trị với họ. Chỉ cần bóng gió chỉ trích Stalin, thì thậm chí một người kỳ thị chủ nghĩa Stalin gay gắt nhất trong số họ sẽ ra sức bảo vệ chủ nghĩa này. Việc chỉ trích Stalin, vị lãnh tụ chiến tranh vĩ đại, dường như chỉ trích chính vào lòng tự hào của họ.

Việc nghiên cứu tại Đức thì dễ dàng minh bạch hơn, nhưng mang đến những bất ngờ đến không ngờ. Đến Bundesarchiv-Militararchiv tại Freiburg-im-Breisgau, tôi những chỉ hy vọng lấy được vài số liệu thống kê hay hồ sơ khô khan về những sự kiện từ nhật ký chiến tranh và hồ sơ chiến tranh còn được lưu lại. Những tài liệu này đã được thả xuống trước khi các sân bay của Tập đoàn quân số 6 của Paulus bị người Nga chiếm lĩnh. Nhưng ngay cả những thống kê của cục quân nhu - danh sách nhận suất ăn - cung cấp một khía cạnh ít người biết đến hơn về trận chiến: một số lượng đông đảo công dân Soviet phục vụ trong Wehrmacht.

Cũng trong kho lưu trữ Freiburg, tôi bất ngờ thấy một kho báu tài liệu về nhuệ khí chiến đấu và điều kiện chiến đấu, có thể là báo cáo từ bác sĩ, thường là những người quan sát sắc sảo về nỗi thống khổ cùa con người, hoặc từ các cha tuyên úy quân đội Đức. Còn có một hồ sơ dày đặc các bản chép lại cùa hơn một trăm lá thư của các anh lính gửi cho vợ, cha mẹ vào trung tuần tháng 1 năm 1943 khi họ biết đó sẽ là những dòng cuối cùng gửi về cho gia đình khi Hồng quân bao vây sân bay Pitomnik. Những cánh thư này bị chặn lại và tịch thu theo lệnh của Goebbels vì ông muốn sau này chúng được dùng làm tư liệu để kể thiên anh hùng ca về sự hy sinh của Đức — một dự án sau nhanh chóng bị vứt bỏ. Tài liệu này, như một sự phản chiếu thú vị những dòng cảm xúc khác nhau — sự đối chọi nổi bật giữa cái khiêm nhường và cái khoe mẽ — vẫn được sử gia Đức sử dụng ít ỏi tới mức đáng ngạc nhiên, trừ phi có khi chỉ để thể hiện một điều, những lá thư được trích đưa vào cuốn bestseller của thập niên 1950 Last Letters from Stalingrad (Những lá thư cuối từ Stalingrad) gần như chắc chắn là giả mạo.

Trong một khu khác của trung tâm lưu trữ, tôi tìm thấy những báo cáo mà sĩ quan và lính được giải phóng ra khỏi Kessel (cái vạc hay cuộc bao vây) bằng máy bay đã được yêu cầu viết ra. Những người này, thường mỗi sư đoàn hai người, chủ yếu được lựa chọn cho con thuyền Noah của Hitler. Ý tưởng của ông là ông có thể xóa đi thảm họa Stalingrad với việc tạo ra một Tập đoàn quân số 6 mới với những hạt giống tượng trưng từ Tập đoàn quân số 6 cũ. Câu chuyện cá nhân, viết ngay sau khi họ đặt chân đến nơi, khiến tôi thấy đặc biệt có giá trị xét trong bối cảnh chúng được viết ra. Họ không có cấp trên ở trên đầu để phải sợ sệt gì. Họ biết rằng các bậc sĩ quan yêu cầu họ viết báo cáo đang khao khát những thông tin đáng tin cậy về những gì đã diễn ra, và ngay bản thân họ cũng cảm thấy rõ rệt nhu cầu phải tuyên ra sự thật vì họ nợ điều đó với tất cả những đồng đội đã bị bỏ lại.

Đặc biệt ấn tượng là cảm xúc lẫn lộn đan xen giữa nhẹ nhõm và tội lỗi của người sống sót trong số những người được cho bay thoát thân. Đúng ra, tôi thấy thú vị khi thấy các sĩ quan được cho bay thoát thân khỏi cái vòng vây địa ngục đó để về với tự do không lên án các tướng lĩnh bị bắt như von Scydlitz- Kurzbach chẳng hạn khi họ về phe người Nga trong một nỗ lực vô vọng để phát động một cuộc cách mạng chống lại Hitler. Họ có thể đọc được sự phẫn nộ của những sĩ quan cấp cao bị bắt với cảm giác bị Hitler phản bội và mặc cảm tội lỗi khi chính họ lại thuyết phục cấp dưới của mình tiếp tục chiến đấu một cách vô vọng. Nhưng khi phỏng vấn những sĩ quan cấp thấp hơn, bị bắt làm tù binh sau khi hàng, mà bằng cách nào đó đã sống sót qua những năm trong trại cải tạo Soviet, tôi thấy họ vẫn không thể dung thứ cho những vị tướng bắt tay với những kẻ bắt giam họ.

Những cuộc phỏng vấn với cựu binh và nhân chứng, nhất là các cuộc diễn ra tận hơn 50 năm sau cuộc chiến, vẫn có tiếng là không đáng tin cậy, nhưng khi tư liệu ấy được sử dụng phối hợp với những nguồn tin xác thực, chúng có thể vô cùng sáng tỏ. Tôi nằm trong số hiếm hoi người may mắn được tiếp cận với một vài sĩ quan Tập đoàn quân số 6 đã được cho bay thoát theo mệnh lệnh của Paulus trước khi trận chiến kết thúc. Tướng Freytag von Loringhoven, người tôi phỏng vấn tại Munich, cũng là một chỉ huy xe tăng, đặt chân đến Volga ở bờ bắc Stalingrad lần đầu tiên hồi tháng 8 năm 1942. Thậm chí quan trọng hơn là Winrich Behr, muốn đính chính mọi thứ. Ông thuật tôi nghe sứ mạng của ông vào tháng 1 năm 1943, khi được Paulus và Thống chế von Manstein cử tới gặp Hitler với sứ mạng thuyết phục vị trùm phát xít cho phép Tập đoàn quân số 6 đầu hàng. Câu chuyện của Behr về cuộc gặp với Hitler, ngồi xung quanh là nhóm sĩ quan trong boong ke sở chỉ huy tại Rastenburg, mang đến một buổi sáng thú vị nhất trong cuộc đời tôi.

Thách thức lớn nhất không hồ nghi trong việc viết về Stalingrad là cung cấp câu trả lời nào đó cho câu hỏi cơ bản là khó ấy: Có phải Hồng quân gắng gượng được so với những gì người ta kỳ vọng nhờ sự quả cảm và hy sinh thực sự hay bởi vì NKVD và các nhóm ngăn chặn Komsomol đang đuổi phía sau, và mối đe dọa chình ình của việc bị các phân đội đặc biệt hành hình?

Chúng tôi không thể nói chắc là một thiểu hay một đa số binh sĩ đã bị hoang mang trong thời kỳ đầu của cuộc chiến vì thành phố hồi cuối tháng 8 và tháng 9. Trong thời kỳ sơ khởi này, trước khi Tổng Cục Chính trị Phương diện quân Stalingrad cảm thấy đã đủ chín muồi vào ngày 8 tháng 10 để đưa ra tuyên bố: “tâm trạng bại trận gần như đã tiêu tan và số các mưu phản đang giảm dần”, thì con số này có thể là nhiều hơn một thiểu số. Nhưng tương tự, không phải hồ nghi về sự kiên gan của rất nhiều người, nếu không nói là cả đám đông. Lính Hồng quân bám trụ với bàn đạp đang thu hẹp dần trên bờ tây sông Volga. Chưa một quân đội phương Tây nào thực hiện một chiến công tương tự trong thời kỳ đầu của Thế chiến II; thực tế chỉ tổn thất về người là có thể sánh với tổn thất kinh khiếp của Pháp tại Verdun.

Bất luận thế nào, tranh luận này càng có ý nghĩa quan trọng hơn so với bề ngoài. Thanh niên Nga ngày nay không thể hiểu được những tổn thất của Thế chiến II, như ông đại tá trên chuyến tàu đi Volgograd đã hùng hồn nhận định. Nhưng nếu đến cả bọn họ còn không hiểu điều đó, thì lớp sử gia Âu - Mỹ trẻ sau này làm sao có thể hiểu được những điều như vậy? Có phải họ sẽ phân tích số lượng đảng viên hay số lượng đoàn viên Komsomol, tỷ lệ cán bộ, trí thức, công nhân nhà máy hay nông dân, chia họ theo nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, rồi đưa ra những kết luận hầu như chỉ dựa vào các số liệu lưu trữ? Không, không trả lời là họ sẽ không thể làm được điều đó. Hệ thống Soviet, không như hệ thống Wehrmacht quan liêu, đơn giản là không quan tâm đến những chi tiết cá nhân của binh sĩ. Chỉ khi NKVD bắt đầu nghi ngờ một cá nhân “phản quốc” thì thông tin kiểu đó mới bắt đầu được lưu lại.

Ngay sau khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu năm 1998, một tranh luận lớn nảy ra xoay quanh cuốn ZJiukov’s Greatest Defeat (Thất bại lớn nhất của ZJiukov) của David Glantz. Glantz tiết lộ thực tế là Hồng quân tung Chiến dịch Sao Hỏa, một cuộc tấn công khổng lổ nhưng thất bại chống lại khu địa bàn trọng yếu của Đức quanh vùng lồi Rzhev hồi tháng 11 năm 1942 xảy ra đồng thời với đợt phản công lớn, Chiến dịch Sao Thiên Vương, vây hãm Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad. Glantz rõ ràng đã có đóng góp lớn lao cho công trình chép sử về chiến tranh trên Mặt trận phía Đông với việc tập trung vào cuộc chiến khốc liệt này vốn vẫn được chính quyền Hồng quân ghi chép qua loa làm người đọc càng thêm tò mò. Luận điểm của ông dấy lên những vấn đề mấu chốt xoay quanh trận Stalingrad. Chiến dịch Sao Hỏa tại miền bắc có phải chỉ là một chiến thuật nghi binh cho cuộc tổng tấn công Stalingrad? Hay mục tiêu của nó là một chiến dịch thay thế có tầm vóc tương tự chiến dịch Sao Thiên Vương vây Stalingrad ở miền nam? Nếu vậy, việc này đòi hỏi phải có sự đánh giá toàn diện lại toàn bộ chiến dịch Stalingrad.

Glantz, có lẽ bị cuốn theo tính chất quan trọng của phát hiện này, trở nên tin rằng Tướng Zhukov đứng ra gánh vác toàn bộ trách nhiệm cho Chiến dịch Sao Hỏa, còn thì để cho Tướng Vasilevsky lên kế hoạch cho cuộc vây hãm lớn đối với Stalingrad. Tôi bắt đầu có những nghi ngờ nghiêm túc về luận điểm của Glantz sau khi tham khảo hai nhà chức trách cao nhất về chủ đề này, cố giáo sư John Erickson và giáo sư Oleg Rzheshevsky của Viện Hàn lâm Khoa học (là người mà, trước khi giận sôi với cuốn của tôi về Berlin, khi ấy cực kỳ ủng hộ tác phẩm viết về Stalingrad của tôi). Rzheshevsky dường như không đồng tình ngay cả với đánh giá cơ bản của Glantz khi nhận định Chiến dịch Sao Hỏa là một thảm họa hoàn toàn. Trong phát biểu tại hội thảo Stalingrad tại London vào 9 tháng 5 năm 2000, ông tuyên bố: “Nhiệm vụ chính của chiến dịch [Sao Hỏa] đã hoàn tất là vì không có sư đoàn [Đức] nào được điều động từ trung tâm mặt trận lên phía bắc mặt trận.”

Trong các cuộc đàm đạo sau này, Giáo sư Rzheshevsky nhấn mạnh hùng hồn rằng Vasilevsky không bao giờ có thể được xem là chỉ huy chiến dịch Sao Thiên Vương vì mỗi quyết định đều phải được trình Bộ Tổng tham mưu Soviet, Stavka, nghĩa là về cơ bản chính là Stalin. John Erickson cũng đồng quan điểm; ông nói “Cả Vasilevsky lẫn Zhukov đều không có thẩm quyền chỉ huy”, và với vai trò đại diện Stavka, họ chỉ là “những đặc vụ chuyên báo cáo cho Stalin”. Việc Vasilevsky không có ban bệ và tổng hành dinh dường như càng khẳng định vai trò phụ tá của ông.

Tôi cũng xác minh lại bài viết ban đầu nêu chi tiết về những động thái của Zhukov trong thời kỳ trước khi diễn ra hai chiến dịch. Nhật ký của Zhukov cho thấy một cách thuyết phục, ông đã dành quá nhiều thời gian tính kế cho Chiến dịch Sao Thiên Vương xung quanh Stalingrad hơn là cho Chiến dịch Sao Hỏa ở mặt trận Kalinin. Chỉ riêng từ 1 tháng 9 đến 19 tháng 11 năm 1942, Zhukov đã ở Moskva 19 ngày, trong đó chỉ tám ngày rưỡi ở mặt trận Kalinin và không dưới 52 ngày rưỡi ở trục Stalingrad[1]. Sự chênh lệch khá lớn này chắc chắn chứng minh cho luận điểm rằng Zhukov “ám ảnh” với Chiến dịch Sao Hỏa còn Vasilevsky thì như kiểu dạng một viên chỉ huy tối cao độc lập của Chiến dịch Sao Thiên Vương ở miền nam. Nó cũng nói rất nhiều về việc kế hoạch chiến lược ưu tiên Sao Thiên Vương hơn là Sao Hỏa.

Giáo sư Rzheshevsky sau đó có gửi tôi một bản sao những tính toán của Hiệp hội các Nhà Sử học Nga về Thế chiến II về toàn bộ vấn đề. Trong khi ca ngợi Glantz vì toàn bộ những nỗ lực của ông trong việc vén lên quá nhiều chi tiết về Chiến dịch Sao Hỏa, kết luận chung của họ vẫn là Sao Thiên Vương vẫn luôn được nhắm đến như là chiến dịch chủ đạo còn Sao Hỏa chỉ là một đòn nghi binh. Theo quan điểm của họ, dấu hiệu chủ đạo là cách bố trí đạn dược bộ binh tương ứng cho từng nơi: lượng đạn phân phối cho từng khẩu pháo ở chiến dịch vây hãm Stalingrad cao hơn tới 80% so với mỗi khẩu ở Chiến dịch Sao Hỏa. Họ cảm thấy chỉ nguyên dữ liệu này đã có thể đi đến kết luận. Rõ ràng còn phải xác minh lại nhiều thứ trong đề tài này, nhưng tôi sợ rằng việc không được tiếp cận với những hồ sơ có liên quan tại Podolsk rồi đây sẽ càng làm cho nhiệm vụ trở nên vô cùng khó khăn.

Stalingrad không chỉ quan trọng bởi nó là biểu tượng vĩ đại của chủ nghĩa anh hùng Soviet trong Thế chiến II. Đó cũng là bước ngoặt tâm lý của cuộc chiến. (Bước ngoặt địa chính trị đến sớm hơn, vào tháng 12 năm 1941, với việc lực lượng của Hitler bị đẩy lùi khỏi Moskva và việc Mỹ nhảy vào cuộc chiến). Cho nên tin tức về việc Paulus đầu hàng được phát đi trên khắp thế giới, cuối cùng đã thuyết phục người dân khắp nơi rằng Quốc xã sẽ không bao giờ có thể chiến thắng. Người Đức cũng vậy; họ đột nhiên bị buộc phải đối diện với hiện thực của tương lai. Chiến tranh sẽ kết thúc với việc Hồng quân tràn vào Berlin. Và cho đến hôm nay, ta có thể nhìn thấy những graffiti vẽ bằng Cyrillic của các binh lính của họ vẫn còn lưu lại trên tòa nhà quốc hội Reichstag: ‘Stalingrad-Berlin’.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh PDF của tác giả Antony Beevor nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Lịch Sử - Quân Sự (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng