REVIEW SÁCH THIỆN, ÁC VÀ SMARTPHONE

Tác giả: Đặng Hoàng Giang

1410--1.jpg

Sau sự thành công của Bức xúc không làm ta vô can dưới góc nhìn mổ xẻ về những vấn đề vi mô và vĩ mô, thì với Thiện, Ác và Smartphone lại là một tuyệt phẩm. Với ngòi bút sâu sắc và thấu đáo, Đặng Hoàng Giang đã phác họa rõ nét một vấn đề hết sức cụ thể - đó chính là làm nhục công cộng trên mạng xã hội, một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội ngày nay. Thiện, Ác và Smartphone ra đời vào thời điểm mà Internet, thời đại mà con người có thể hủy diệt nhau một cách gián tiếp chỉ qua một cú chuột click trên chiếc smartphone của mình.

*Giới thiệu về tác giả

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là một chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và là một tác giả chính luận. Các quan điểm và góc nhìn của tác giả Hoàng Giang xoay quanh những vấn đề mang tính phổ biến trong xã hội, những vấn đề liên quan đến bình đẳng, công lý, và tương quan quyền lực nói chung. Tác giả đã sinh sống và làm việc tại châu Âu trong vòng 20 năm, hiện tại anh đang sống và làm việc tại Việt Nam.

*Giới thiệu về nội dung quyển sách

Tìm mua: Thiện, Ác Và Smartphone

Thiện, Ác và Smartphone là một quá trình dày công nghiên cứu cũng như phân tích về thời đại Internet, hay nói cụ thể hơn là cộng đồng mạng nơi con người xem nhau như những chiếc ảnh avatar không hơn không kém.

Cộng đồng mạng là nơi con người nghĩ họ có thể mạt sát, phỉ báng và làm tổn thương người khác một cách tàn nhẫn và vô đạo đức.

Qua những câu chuyện mang tính thời sự của Đặng Hoàng Giang, tác giả đã phác họa rõ nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rùng mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó, đồng thời cũng nhìn lại bản thân về những hành vi của mình trên mạng khi vô tình góp phần khiến cuộc đời của ai đó ngoài kia bị hủy hoại.

*NHỮNG THỰC TRẠNG NHỨC NHỐI

Chúng ta đang chứng kiến và trải nghiệm những điều này nhưng đôi khi chúng ta lại quá bất lực để phản kháng lại với chúng.

1/ LÀM NHỤC CÔNG CỘNG - THẾ GIỚI MẠNG

Với sức phát triển hết sức nhanh chóng của công nghệ Internet và tính linh hoạt cho phép người dùng tương tác với nhau thông qua nhiều kênh trên mạng, thì việc lăng mạ, mạt sát và thô lỗ với những "cư dân mạng" khác lại càng dễ dàng và chính những thực trạng đó đang làm cho thế giới mạng ngày này đang trở nên hỗn loạn và xấu xí hơn bao giờ hết vì sức phá hoại của nó.

Thông qua những câu chuyện thời sự của tác giả, người ta có thể công kích, chuyền tay nhau nghe về những vấn đề hay những hành vi sai trái của ai đó một cách công khai và mơn trớn. Chỉ cần một cú click chuột, một lượt like, hay comment thì cũng đủ để có thể dồn đối tượng bị chúng ta tấn công vào trong một góc và tước bỏ đi quyền lực cũng như nhân phẩm của họ.

Trong câu chuyện của tác giả, một trong sự kiện tàn nhẫn nhất mà cộng đồng mạng cùng nhau chia sẻ là về việc phát tán đoạn clip sex của cô bé nữ sinh T.15 tuổi mặc dù cô bé có van xin thảm thiết như thế nào, kêu gọi mọi người đừng đối xử với em như thế nhưng tiếc thay cho số phận em và những hành vi tưởng chừng như có thể thay đổi và chuộc lỗi thì những cư dân mạng kia, những con người mang trong người sự giận dữ đã không hề dừng lại, họ tàn nhẫn đến mức chửi rủa em:

"Tự làm thì ráng chịu, giờ trách ai?", hay "Có ai bắt nó phải chết đâu?"

Qua đó, chúng ta cũng đủ thấy rõ sức mạnh và sự tàn phá khủng khiếp của dư luận và cái ác độc địa đang tìm ẩn bên trong những con người đó như thế nào.

Cuối cùng, cô bé ấy bị phá hủy, vì không chịu nổi áp lực của dư luận và vì cái mà những con người đang trừng phạt em kia cho là vì công lý nên em đã tự tử ngay tại nhà của mình.

Việc chúng ta dùng ngôn ngữ bạo lực để lăng nhục cùng với những hành vi thiếu kiểm soát như thế thì chúng ta đang vô tình hủy hoại đối phương không thương tiếc. Những bình luận độc địa, hay những lời chỉ trích gay gắt về một ai đó đã có hành vi sai trái đang làm thui chột dần nhân tính của con người và khiến họ trở thành một "ác quỷ" lúc nào không hay.

2/ SỰ HỦY DIỆT CỦA ĐÁM ĐÔNG- TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG -SOCIAL PROOF PSYCHOLOGY

Xét theo góc độ tâm lý học thì tâm lý đám đông là một hệ thống tâm lý được tác giả nhắc đến nhiều lần và được khắc họa hết sức rõ nét trong việc lấy chúng làm cái cớ cho sự tàn nhẫn và vô đạo đức của chúng ta khi vui trên nỗi đau của người khác và sử dụng sự tàn nhẫn của mình để giải khuây và trừng phạt những ai mà chúng ta xem là kẻ thù và "ác".

Những làn sóng của dư luận và những cơn bão căm ghét (hate storm) luôn luôn dâng cao như nước thủy triều khi có một sự kiện nào đó mang tính scandal nổi lên trên mạng, những người mang quan điểm cực đoan và những trollers - hay những đầu gấu trên mạng sẽ xuất hiện để có thể miệt thị, giễu cợt và mạt sát đối phương không thương tiếc. Đó là nhiệm vụ chính của họ, họ lùng sục những nạn nhân trong biển mạng để có thể nhân danh công lý trừng phạt những mà họ cho là "kẻ ác."

Với tâm lý học đám đông thì việc bàn về trách nhiệm của mỗi cá nhân sẽ rất khó khăn vì lúc đó khi đám đông đã hình thành thị việc một ai đó phải chịu trách nhiệm về hành động của mình có xác suất rất thấp, vì không ai muốn mình phải chịu trách nhiệm trong việc đối tượng bị phá hủy cả.

Tiếp nối câu chuyện của cô bé nữ sinh T.15 tuổi thì ai có trách nhiệm về cái chết của cô bé đây? Người like đầu tiên, hay người share sau cùng? Hay những người mạt sát và dùng ngôn ngữ phỉ báng cô bé nhất? Trong tình huống này, không ai quy tội cho một cá nhân nào cụ thể và từ đó đám đông đã dần dần đưa nạn nhân tìm đến con đường chết.

Trong một đám đông, các cá nhân cũng dễ trở nên tàn nhẫn hơn vì họ đánh mất cảm giác về trách nhiệm của bản thân. Không thấy có trách nhiệm thì không cảm thấy có lỗi, không cảm thấy có lỗi thì cơ chế tự kiểm soát và ngăn cản những hành vi gây hại không được kích hoạt.

Trong nhiều trường hợp thì những kẻ cực đoan và hung hăng nhất sẽ quyết định bản sắc riêng của đám đông, những người yếu đuối sẽ không dám lên tiếng và từ đó đám đông sẽ như tâm bão, xoáy nạn nhân vào bên trong và nuốt chửng họ.

Chính vì vậy, đám đông sẽ rất nguy hiểm nếu được dìu dắt bởi những kẻ cầm đầu hung hăng và mang trong lòng đầy thù hận. Đám đông sẽ giết chết nạn nhân chỉ trong tích tắc.

3/NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THÔ LỖ

Trong những câu chuyện của tác giả, lý do mà hầu hết chúng ta có thể dùng những ngôn từ bạo lực, những lời chỉ trích gay gắt để lăng nhục đối phương là vì sự ẩn danh và vô hình của người mà chúng ta muốn công kích.

Vì chúng ta không thấy mặt của nhau chính vì vậy chúng ta có cảm giác chúng ta đang vô hình và chúng ta có quyền gây hại cho nhau, chúng ta chỉ xem họ là những chiếc avatar không hơn không kém, là một phương tiện để chúng ta có thể dùng nhằm phục vụ cho mục đích tiêu khiển của mình.

Một mấu chốt quan trọng mà chúng ta đã bỏ qua là chúng ta không nhận thấy được là sau những bức ảnh avatar đó là một con người bằng xương bằng thịt, họ có những câu chuyện đằng sau mà chúng ta cần thấu hiểu và phân tích trước khi buông lời sát thương người khác.

Một nguyên nhân quan trọng khác nữa chính là chúng ta đang mất đi kiểm soát của cuộc đời mình, chúng ta hành xử quá bản năng, phản ứng ngay lại với tất cả mọi việc mà không hề dừng lại để phân tích và thấu hiểu cho người khác.

Khả năng quản lý cảm xúc kém chính là nguyên nhân chúng ta quá vô cảm và thờ ơ với những câu chuyện đằng sau một người. Chúng ta không dừng lại để hỏi bản thân xem mình đã hiểu đúng câu chuyện đó hay chưa mà chúng ta đã theo một cách bản năng vội vàng bình luận, đánh giá và buông lời cay độc với người khác.

4/ PHI NHÂN HÓA ĐANG HỦY HOẠI ĐI CUỘC SỐNG CỦA RẤT NHIỀU NGƯỜI - DEHUMANIZATION

Có rất ít tác phẩm mà mình thấy đề cập đến những vấn đề về phi nhân hóa như trong quyển sách này, tác giả là một người hết sức sâu sắc trong việc phân tích tác hại của việc dùng những ngôn từ phi nhân hóa để hạ bệ đối phương.

Phi nhân hóa là cách con người ví con người - đồng loại của chúng ta như là một "con vật" nào đó hay xem họ như một vết nhơ (stigma) để làm một cái cớ để đối xử tàn nhẫn với nạn nhân và biện hộ cho những hành vi của mình.

Vì họ là một người đồng tính (một vết nhơ- stigma) nên họ không được đối xử như một người bình thường, một người con, một thành viên trong xã hội mà bị bị phân biệt, bị đối xử như "một giống loài khác ta", hay một cá thể không đáng để xã hội tôn trọng. Chính vì họ không được tôn trọng và người ta có quyền gọi họ bằng những cái tên khiếm nhã như " đồ khốn, thằng chó" để có thể tàn nhẫn với họ.

Khi đó, chúng ta không muốn tìm hiểu về cuộc đời người đó nữa, chúng ta chỉ nhìn thấy họ là một đồ vật để chúng ta có thể sử dụng và giễu cợt, vì không muốn hiểu cho hoàn cảnh đằng sau của họ nên chúng ta càng trở nên tàn nhẫn và căm ghét họ hơn.

Trái lại, trong nhiều trường hợp, nếu chúng ta thấu hiểu cho những nỗi niềm của họ thì chúng ta sợ là chúng ta sẽ không thể biện minh cho sự căm phẫn của mình nữa. Vì vậy, cách duy nhất là căm ghét họ.

Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề trên?

Không chỉ dừng lại ở sự lên án tình hình hiện tại, tác giả đã rất sâu sắc và thấu đáo trong việc đưa ra giải pháp, trao cho chúng ta những cơ hội để thay đổi, để cùng nhau tạo nên sự văn minh, không gian dân chủ hơn trên thế giới mạng, mang chúng trở về với đặc tính vốn có - nơi mọi người có thể cùng nhau lắng nghe và thấu hiểu cho nhau, nơi có tình yêu thương và lòng trắc ẩn, nơi có sự tha thứ và sự ý thức trong mỗi cá nhân về lời nói và hành động của mình.

Có 4 giải pháp chính được tác giả đưa ra rất cụ thể và chi tiết nhằm đẩy lùi sự thô lỗ và những "bạo lực trên mạng" đang từng ngày diễn ra.

*Giải pháp 1: Điềm tĩnh là liều thuốc cho sự giận dữ của chúng ta - Calmness is the antidote to our anger

Khi chúng ta lắng lòng xuống, dừng lại để quan sát và quản lý cảm xúc giận dữ của mình tốt, chúng ta sẽ thấy con người hay những số phận khác đều có những câu chuyện riêng, họ có những nỗi niềm, những quá khứ đau khổ đã khiến cho họ có ngày hôm nay, chúng ta nên thông cảm và thấu hiểu cho hành vi của họ. Chúng ta chỉ nên đánh giá hành vi sai, chứ không phải là người làm sai.

Biết quản lý nguồn cơn giận dữ của mình tốt sẽ giúp chúng ta thanh thản và có khi giúp cuộc sống của người khác tốt hơn. Khi một cảm xúc mạnh dâng trào, chúng ta nên biết nhận diện chúng thật nhanh rồi tìm cách để phân tích và xử lý.

Tập cho mình thói quen khi thấy một tin xấu hay có ai đó nói những lời công kích chúng ta, hãy ngay lập tức dừng lại, hít thở sâu trong vòng 10 giây, xem xét chuyện gì đã xảy ra, liệu chúng ta đã hiểu ý của người kia đúng hay không trước khi nhảy xổ vào và tấn công lại họ.

1410--1.jpg

*Giải pháp 2: Tha thứ là cách để hóa giải sự căm ghét và thù hận giữa người với người - Forgiveness & Conciliation

Cách tốt nhất để xóa bỏ lòng căm ghét và sự thù hận của chúng ta về một vấn đề nào đó là học cách tha thứ cho người khác. Tha thứ là thay đổi thái độ của chúng ta về người gây hại với ta, một bậc cao hơn của tha thứ là hòa giải. Hòa giải là cách để chúng ta có thể phục hồi lại mối quan hệ tốt đẹp với họ, tuy nhiên làm được việc này cần rất nhiều thời gian và kiên nhẫn.

Nếu như tha thứ là chúng ta không kỳ vọng người kia sẽ ăn năn và chuộc lỗi, thì hòa giải đòi hỏi người gây hại nhận biết được cái sai của mình và nhận lỗi trước người bị hại, nếu tha thứ là một việc làm một chiều thì hòa giải thì lại là một việc hai chiều, đòi hỏi sự hợp tác và cố gắng của cả hai.

Bằng việc tha thứ, chúng ta thay đổi góc nhìn (reframing) về những hành vi mà họ làm với mình để chúng ta sẽ có một cách nhìn khách quan hơn và nuôi dưỡng tình yêu thương bên trong chúng ta.

Có thể họ làm những hành động sai trái vì hoàn cảnh khốn khó, vì họ đã từng có một quá khứ tồi tệ nên ở hiện tại, đây là cách mà họ lựa chọn và sống cuộc đời mình, thay đổi góc nhìn giúp chúng ta bao dung và nhìn người khác theo một cách nhân văn hơn.

*Giải pháp ba: Sức mạnh của sự tử tế - Civility rather than kindness

Lòng tử tế như chúng ta hay thường nghe là kindness nhưng rộng lớn hơn sự tử tế là civility. Nó có liên quan đến citizen (công dân) và civilization (sự văn minh), nó không chỉ là lịch sự nhã nhặn (như chúng ta giúp đỡ một cụ bà lớn tuổi đi qua đường) mà trong một ngữ cảnh rộng hơn nó còn có nghĩa là hành xử có trách nhiệm công dân. Nó là khả năng tôn trọng người khác mặc dù bất đồng ý kiến.

Nền tảng của sự tử tế bắt nguồn từ việc tôn trọng người khác, lắng nghe và tôn trọng những thế giới quan của họ, không nhất thiết là chúng ta đúng, họ sai và ngược lại.

Khi có bất đồng ý kiến, chúng ta không tranh cãi nảy lửa mà chúng ta tôn trọng và giải quyết trên tinh thần hợp tác lẫn nhau. Và quan trọng hơn hết, chúng ta có trách nhiệm tử tế với người khác, dù ta có yêu thích họ hay không.

Quan trọng hơn hết là chúng ta nên sống tập trung ngay trong giây phút hiện tại, sống có ý thức hơn vì nếu chúng ta sống quá vô thức, chúng ta vô thức luôn trong chính những lời nói và hành động của mình, dẫn đến những tổn thương không đáng có cho đối phương.

1410--1.jpg

*Giải pháp cuối cùng: Dự án trắc ẩn - Compassion Project

Dùng sự yêu thương của mình để thật sự thấu cảm và thấu hiểu cho người khác. Loại bỏ đi tư duy toàn trị.

Tư duy toàn trị là hệ tư duy nguy hiểm vì chúng ta sẽ mặc định và đánh giá người khác qua một hai vẻ bề ngoài của họ mà thiếu đi sự chín chắn trong cách suy nghĩ, dẫn đến một cách nhìn rất thiển cận về đối phương. Chính những suy nghĩ ấy sẽ ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, dẫn đến những hành vi có thể gây tổn thương cho người khác.

Chúng ta chưa thật sự hiểu được chính mình thì làm sao mà chúng ta có thể hiểu được và chắc mẩm về bản chất của người khác?

Lời kết

Khép lại trang sách, chúng ta bước ra như một con người hoàn toàn mới, có tư duy khác hơn và sống có ý thức hơn. Cuốn sách như một lời răn đe và là một hồi chuông cảnh tỉnh giúp chúng ta nên nhìn lại bản thân để chiêm nghiệm, ý thức được những gì mình làm.

Đặc biệt hơn nữa, khi thế giới mạng là nơi một mớ hỗn loạn đang diễn ra, khi chúng ta muốn bình luận, like hay share một chiếc video hay một bài post nào đó, liệu chúng ta đang giúp cho cái thiện được lan rộng hay chúng ta đang góp phần tạo nên cái ác. Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta nhận thức được hành vi của mình hay ít ra không làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

Giữa thế giới xô bồ ngoài kia, đặc biệt là thế giới mạng, liệu bạn có đủ tỉnh táo để phân biệt được đúng và sai? Tất cả nằm ở bạn.

Review chi tiết bởi: Tuyết Sơn - Bookademy

Hình ảnh: Tuyết Sơn

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)


Tìm Hiểu Thần Số Học

Chúng tôi đang cần tìm đối tác, nhà đầu tư để chung tay xây dựng và phát triển Thư Viện Sách. Quý bạn hữu nếu quan tâm vui lòng liên hệ với ban quản trị qua email: www.thuviensach.vn@gmail.com
Xin chân thành cám ơn!

Ảnh bìa sách Thiện, Ác Và Smartphone

THIỆN, ÁC VÀ SMARTPHONE

Tác giả : Đặng Hoàng Giang

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 394

Lượt xem/nghe : 3150

Lượt đọc : 5522

Lượt tải : 561

Lượt xem Review : 160

Kích thước : 1.19 MB

Tạo lúc : Fri, 07/10/2022 09:59

Cập nhật lúc : 13:52pm 30/10/2022


THỂ LOẠI

Mua Sách Giấy Close
qrcode

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiện, Ác Và Smartphone PDF của tác giả Đặng Hoàng Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cám ơn sự hỗ trợ, động viên để duy trì và phát triển website. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


Hồi Ký - Tùy Bút (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng