Voucher Live Close
Ảnh bìa sách Giảng Luận Về Tản Đà

GIẢNG LUẬN VỀ TẢN ĐÀ

Tác giả : Bùi Giáng

Giọng đọc : Hướng Dương

NXB : Văn Học

Năm xuất bản : 2001

Định dạng : Sách nói

Lượt xem/nghe : 110

Lượt tải AudioBook : 15

Thời lượng: 11:37:19

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:25

Cập nhật lúc : 08:10am 05/09/2024


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Giảng Luận Về Tản Đà

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:00 
Phần 1
00:06:40 
Phần 2
01:08:28 
Phần 3
01:42:22 
Phần 4
01:59:02 
Phần 5
02:00:00 
Phần 6
02:13:55 
Phần 7
02:26:31 
Phần 8
02:37:01 
Phần 9
02:41:18 
Phần 10
02:53:21 
Phần 11
03:03:11 
Phần 12
03:25:33 
Phần 13
03:39:13 
Phần 14
04:00:19 
Phần 15
04:18:14 
Phần 16
04:22:42 
Phần 17
04:26:40 
Phần 18
04:34:02 
Phần 19
04:44:22 
Phần 20
04:52:36 
Phần 21
05:01:43 
Phần 22
05:02:41 
Phần 23
05:31:44 
Phần 24
05:35:23 
Phần 25
05:37:51 
Phần 26
05:42:40 
Phần 27
05:47:19 
Phần 28
06:57:47 
Phần 29
08:10:06 
Phần 30
09:14:58 
Phần 31
10:11:33 
Phần 32
10:28:43 
Phần 33
11:07:12 
Phần 34
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Tản Đà là một nhà thơ, nhà văn và đồng thời cũng là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất. Cùng tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Tản Đà (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định).

Tiểu sử

- Tản Đà (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939) ông tên thật Nguyễn Khắc Hiếu. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

- Nghề nghiệp: là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.

- Quê quán: tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán của ông ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).

Tìm mua: Giảng Luận Về Tản Đà

- Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Sự nghiệp

- Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.

- Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng.

- Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú.

- Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn dành cho chuyện thi cử, đến năm 19 tuổi, ông mới có những rung cảm tình ái đầu đời. Đó là mối tình với con gái nhà tư sản Đỗ Thận. Năm sau ông lại yêu con gái ông tri huyện phủ Vĩnh Tường. Nhưng 2 mối tình này đều không được trả lời.

- Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vình Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương tạp chí” của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục “Một lối văn nôm”.

- Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp. Năm 1926, ông người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ “An Nam tạp chí”, nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.

- Ngày 7/6/1939 (tức 20 tháng 4 năm Kỷ Mão), ông mất hưởng thọ 50 tuổi sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, tại nhà riêng số 71 Ngã tư Sở, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là quận Đống Đa, Hà Nội).

Tác phẩm

- Văn:

+ Giấc mộng con I (1917), tiểu thuyết

+ Khối Tình (1918, Đông Kinh ấn quán in), tản văn

+ Thần tiền (1919), truyện

+ Đàn bà Tàu (1919), tập truyện

+ Đài gương (1919), giáo khoa

+ Tản Đà tùng văn (1922)

+ Truyện thế gian I (1922), tập truyện

+ Thề non nước (1922), truyện

+ Truyện thế gian II (1922), tập truyện

+ Trần ai tri kỷ (1924), truyện

+ Tản Đà nhàn tưởng (1929), bút ký triết học

+ Giấc mộng con II (1932), tiểu thuyết

+ Giấc mộng lớn (1932), tự truyện

+ Tản Đà văn tập (1932)

- Thơ:

+ Bình Khang ca phả

+ Khối tình con I (1916)

+ Tây Thi (1922)

+ Thiên Thai (1922)

+ Bài ca chúc tiệc lão làng A Lữ

+ Bài ca cổ bản - Vì sự diễn kịch ở Lao Kay để lấy tiền giúp nạn dân trong Nghệ Tĩnh

+ Bài hát chúc báo “Sống”

+ Bài hát của Tây Thi

+ Bài hát mừng Bắc kỳ Nam tửu

+ Bài hát mừng đức Nam Phương hoàng hậu ra tuần du đất Bắc

+ Bài hát xuân tình

- Kịch:

+ Tây Thi (1922)

+ Tống biệt (1922)

- Dịch Thuật, Nghiên Cứu:

+ Liêu trai chí dị (Dịch thuật, 1934)

+ Vương Thuý Kiều chú giải (Nghiên cứu, 1938)

+ Một số bài báo…(Nghiên cứu)

- Tuồng:

+ Thiên Thai (1916)

+ Người cá (1917)

Giải thưởng

Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.

Phong cách sáng tác

Tản Đà với lối sáng tác lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, cá tính, mang đậm phong cách cá nhân, vừa cảm thương ưu ái. Tản Đà thể hiện cái tôi đa tình của mình, giang hồ nhưng lại yêu cái đẹp. Lời thơ của ông là sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu ngữ. Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa. Với lời thơ phóng khoáng, ngông nghênh nhưng lại có phần cảm thương và ưu ái của mình, ông đã để lại cho người đọc và những người có tâm hồn thi ca sự ấn tượng độc đáo và sâu sắc.

Nhận định, đánh giá

- Nguyễn Tuân: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?”

- Bùi Giáng đã từng nói: “Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch “Trường hận ca” của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu.”

- Lê Thanh: “Người ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên - Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời!”

“…nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ…”

- Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam: “Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tên sinh là người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh…”

- Xuân Diệu: “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giảng Luận Về Tản Đà PDF của tác giả Bùi Giáng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Giảng Luận Về Tản Đà
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Âm Nhạc - Thơ Ca - Hội Họa (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng