Ảnh bìa sách Triết Học Hiện Sinh

TRIẾT HỌC HIỆN SINH

Tác giả : Trần Thái Đỉnh

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 331

Lượt xem/nghe : 2270

Lượt đọc : 1147

Lượt tải : 666

Kích thước : 1.32 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:08

Cập nhật lúc : 17:56pm 24/11/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Triết Học Hiện Sinh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, NXB Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết.

Cuốn sách Triết học hiện sinh (tập hợp từ các bài viết của Gs. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.

Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần:

3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh.

7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh:

Tìm mua: Triết Học Hiện Sinh

- Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực;

- Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần;

- Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học;

- Jaspers, hiện sinh và siêu việt;

- Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm;

- Sartre, hiện sinh phi lý;

- Heidegger, hiện sinh và hiện hữu.

Triết học hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả - đôi khi tả chân quá - nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do.

Triết học hiện sinh là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX, đã đưa con người trở lại với con người, đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra”, sống không lý tưởng, sống như cây cỏ…

Triết học hiện sinh đã đóng vai trò lịch sử của nó khá tốt đẹp, cuốn sách này của Gs. Trần Thái Đỉnh cũng đã và đang làm tốt vai trò lịch sử của nó; góp phần cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về triết học hiện sinh, một cuốn sách vừa dễ hiểu vừa đầy đủ hẳn nhiên là một cuốn sách tốt.***

Trần Thái Đỉnh sinh năm 1921 tại Hưng Yên. Từ nhỏ vẫn học trường đạo, nên lớn lên có chí hướng tu trì, vào trường Tiểu chủng viện Trung Linh, Bùi Chu. Sau khi tốt nghiễp tiểu chủng viện, được gửi theo học tại Đại chủng viện Saint Sulpice (Xuân Bích) Hà Nội. Trở lại Bùi Chu, học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, thụ phong linh mục năm 1947. Ông được chỉ định dậy học tại Tiểu chủng viện Bùi Chu. Năm 1953 qua Pháp học thêm, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux. Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris.

Trở về Việt Nam, ông giảng dây Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu, lúc đó tọa lạc tại Đường làng 21, Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon, rồi Đại học Đà Lạt. Năm 1972 ông giữ chức Trưởng Ban Việt Ngữ tại Đại học Văn Khoa Đà Lạt. Cũng năm ấy được bầu làm Bề Trên Tu hội Saint Sulpice tại Việt Nam và Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Trong hoàn cảnh thuận tiện ông cũng được mời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Huế. Năm 1973 vì một tai nạn xe gắn máy, ông bị thương phải điều trị gần một năm trời. Trong hoàn cảnh chìm đọng và bi quan cũng như gặp một vài bất trắc, ông đã bỏ tu. Năm 1975, trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, ông bỏ hàng ngũ linh mục, sống đời bình thường như mọi người. Sau nhiều năm tháng thất chí, ông quay lại với sách vở, đọc và viết những gì ông muốn lưu ngôn.***

Sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng trong văn học và nghệ thuật, và sau gần hai mươi năm hoạt động ở thế nổi, nay triết học hiện sinh đi vào thế chìm. Nó ăn sâu vào quan niệm sống của người Âu Mỹ. Nó đã lắng vào lòng người thời đại, và trở thành một cái gì quá quen thuộc, người chủ trương nó không còn bồng bột trưng xướng nó, người chống đối thì hoặc vì mệt, hoặc vì thấy không ai quan tâm đến vấn đề nữa, nên cũng im tiếng dần.

Bên Việt Nam cũng thế, triết hiện sinh không còn gây chấn động như mấy năm trước đây. Thực ra người ta vẫn ngờ ngợ nó. Giới bảo thủ không biết rõ bộ mặt triết hiện sinh ra sao, nhưng nơm nớp coi nó như một thứ dịch tả, một thứ vi trùng gieo rắc ngông cuồng và phá phách. Giới thanh thiếu niên phần nhiều cũng chưa hiểu thế nào là triết hiện sinh, nhưng hăng nồng chào đón nó như một tin vui đang về, một tin còn hoang mang mơ hồ, nhưng chính vì thế mà dễ làm thỏa những ước mơ của họ.

Năm 1961, tạp chí Bách Khoa xin tôi viết một loạt bài trình bày về triết hiện sinh cho giới hiếu học. Và đây là những bài tôi đã cho đăng trên tạp chí Bách Khoa từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1962. Khi viết, tôi đã cố gắng viết sao vừa dễ hiểu, vừa không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp. Không biết tôi có đạt được phần nào mục tiêu đó không, nhưng cần nói đây để bạn đọc thông cảm khi thấy tôi đi vào những vấn đề căn bản và sâu xa của các triết gia hiện sinh, và thấy tôi hay trích dẫn những đoạn văn điển hình của các triết gia đó. Khi trích dẫn các tác phẩm đó, tôi riêng nghĩ đến các bạn sinh viên: Tôi muốn họ dần dần làm quen với lời văn các triết gia, để họ đỡ ngại ngùng khi phải đích thân đọc vào các tác phẩm đó.

Hôm nay xem lại các bài đó để in thành sách, tôi cảm thấy đã quá thiếu sót đối với triết Heidegger. Thú thật hồi đó tôi còn chịu ảnh hưởng một số giáo sư của tôi ở Ba Lê, nhất là R.Verneaux: Các ngài gọi triết Heidegger có khuynh hướng vô thần và tiêu cực. Hồi đó tôi lại chưa đọc cuốn “Thư về nhân bản chủ nghĩa” của Heidegger. Tôi đã đọc các tác phẩm khác của ông. Riêng cuốn nhỏ này, tôi tưởng nó cũng như tập “Hiện sinh chủ nghĩa là một thân bản chủ nghĩa” của Sartre, nghĩa là suýt soát một lời tự bào chữa. Và tôi không có sẵn cuốn đó, nên không cố công tìm để đọc. Không ngờ cuốn sách nhỏ này lại là một tài liệu quý báu, một lời thương xác của Heidegger đối với những ai hiểu sai chữ Dasein của ông, và nhất là đối với những người dám ghép cho ông thái độ vô thần. Heidegger tuyên bố ông không vô thần và cũng không chủ trương thuyết dửng dưng tôn giáo. Sở dĩ ông chưa bàn nhiều về định mệnh con người và về Thượng đế chỉ vì ông tự coi như chưa làm xong phần đặt nền cho khoa siêu hình học, tức phần siêu hình học tổng quát.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Hiện Sinh PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Triết Học Hiện Sinh
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


NHẠC CHỮA LÀNH:

Triết Học - Lý Luận (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng