Voucher Live Close
shopee Close
Sách Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển (Ajahn Chah) - Sách Nói, PDF Download, Thư Viện Sách Điện Tử
Ảnh bìa sách Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển

SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN

Tác giả : Ajahn Chah

Định dạng : Sách nói / Sách PDF

Số trang : 72

Lượt xem/nghe : 1606

Lượt đọc : 696

Lượt tải : 97

Lượt tải AudioBook : 166

Kích thước : 591 KB

Tạo lúc : Mon, 26/06/2023 13:43

Cập nhật lúc : 14:07pm 26/06/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Một bài pháp thiền sư Ajhan Cha thuyết cho một vị sư chuyên nghiên cứu pháp học và nhóm Phật tử tại chùa Wat Pah Pong trong những năm 1960.

Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu Phật Pháp là để tìm con đường giải thoát khổ, đạt đến hạnh phúc và bình an. Dù chúng ta nghiên cứu các hiện tượng thân hay tâm, tâm vương (citta) hay tâm sở (cetasikā), chỉ khi lấy sự giải thoát khổ làm mục đích cuối cùng thì chúng ta mới ở trên con đường chánh - không gì khác. Khổ có mặt là bởi vì có nhân, có duyên để nó tồn tại.

Hãy hiểu thật rõ rằng khi tâm tĩnh lặng, nó ở trạng thái tự nhiên, bình thường. Ngay khi tâm chuyển động, nó trở thành các hành (sankhāra), bị ràng buộc (bị tạo nên bởi các điều kiện, nhân tố khác nhau). Khi tâm bị thu hút bởi một đối tượng nào đó, nó bị ràng buộc, bị tạo thành bởi các điều kiện. Khi sân hận khởi nên, nó bị ràng buộc. Ý muốn đi chỗ này chỗ kia sanh khởi từ việc bị ràng buộc. Chánh niệm của chúng ta không theo kịp được sự sinh sôi của tâm khi chúng diễn ra, tâm đuổi theo chúng và bị chúng trói buộc. Bất cứ khi nào tâm chuyển động, ngay lúc đó, nó trở thành một thực tại chế định.

Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu những điều kiện cấu tạo, thường biến chuyển này của tâm mình. Mỗi khi tâm chuyển động, nó trở nên không bền vững và vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anattā). Đây là những đặc tính luôn có của tất cả mọi sự vật, hiện tượng bị tạo nên bởi các điều kiện. Đức Phật dạy chúng ta quan sát và quán chiếu những chuyển động này của tâm.

Giáo lý về 12 nhân duyên (sự sanh khởi tùy thuộc vào nhân duyên- paticca samuppāda) cũng như vậy: vô minh (avijjā) là nhân duyên cho sự sanh khởi của các hành (sankhāra); hành là nhân duyên sanh thức (viññāna); thức là nhân duyên sanh khởi danh-sắc (nāma-rūpa), v.v...như chúng ta nghiên cứu trong kinh điển. Đức Phật tách rời từng mắt xích trong chuỗi nhân duyên ấy để dễ nghiên cứu. Đó là sự diễn tả chính xác và chi tiết về thực tại, nhưng khi tiến trình này thực sự xảy ra trong cuộc sống thực tế, các học giả không thể theo được những gì đang diễn ra. Nó giống khi bạn bị rơi từ ngọn cây xuống đất. Chúng ta chịu không thể biết mình đã rơi qua bao nhiêu cành cây. Tương tự như vậy, khi tâm bất ngờ tiếp nhận một tác động giác quan, nếu thích, nó lập tức bay bổng vào một tâm trạng tốt. Nó cho cái đó là tốt mà không hề ý thức được cả một chuỗi nhân duyên đã dẫn đến đó. Tiến trình diễn ra đúng theo lý thuyết, nhưng ngay lập tức cũng vượt ra ngoài giới hạn của lý thuyết ấy.

Tìm mua: Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển

Chẳng có cái gì tuyên bố lên: “Đây là vô minh đấy. Đây là hành đấy, thức đấy”. Tiến trình không cho nhà học giả cơ hội để đọc danh sách khi nó đang diễn ra. Mặc dù Đức Phật phân tích và diễn giải trình tự của tiến trình tâm đến tận chi tiết nhỏ nhất, đối với tôi, nó cũng giống như rơi từ trên cây xuống. Khi rơi xuống, chẳng có cơ hội nào để mà ước lượng mình đã rơi được bao nhiêu mét, bao nhiêu cm. Cái chúng ta biết chỉ là rơi bịch một cái xuống đất và đau điếng người.

Tâm cũng y hệt như vậy. Khi nó đổ vỡ vì một cái gì đó, cái chúng ta ý thức được chỉ là nỗi đau. Tất cả những nỗi khổ, đau đớn, u sầu và thất vọng ấy đến từ đâu? Nó không đến từ mớ lý thuyết trong sách vở. Chẳng có chỗ nào ghi lại chi tiết nỗi khổ của chúng ta cả. Cái khổ của chúng ta sẽ không hoàn toàn chính xác như trong lý thuyết, nhưng cả hai đều đi trên cùng một con đường. Vì vậy, chỉ mỗi lý thuyết thì không thể theo kịp thực tế. Chính vì lý do đó mà Đức Phật dạy chúng ta phát triển sự hiểu biết rõ ràng về chính bản thân mình. Bất cứ cái gì sanh khởi, nó sanh khởi trong cái biết này. Những cái mà nó biết, nó biết đúng theo chân lý, khi đó tâm và các thành phần của nó (tâm sở) sẽ được nhận diện là không phải của ta. Cuối cùng tất cả chúng đều bị ta từ bỏ và vứt đi như rác. Chúng ta không nên bám víu lấy nó hay cho nó bất cứ ý nghĩa gì.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":

  1. Hương Vị Của Giải Thoát
  2. Thân Và Tâm
  3. Lẽ Sinh Diệt, Lý Tu Hành
  4. Thiền Định
  5. Suối Nguồn Tâm Linh
  6. Những Lời Dạy Vượt Thời Gian
  7. Chẳng Có Ai Cả
  8. Chỉ Là Một Cội Cây
  9. Tâm Tĩnh Lặng
  10. Thiên Nhiên Tâm
  11. Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển
  12. Phật Tại Tâm
  13. Trong Vòng Sinh Diệt
  14. Pháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển

Chúng tôi đang cần tìm đối tác, nhà đầu tư để chung tay xây dựng và phát triển Thư Viện Sách. Quý bạn hữu nếu quan tâm vui lòng liên hệ với ban quản trị qua email: www.thuviensach.vn@gmail.com
Xin chân thành cám ơn!

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng