REVIEW SÁCH ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Từ thuở còn học cấp 3, mình đã được tiếp cận và tìm hiểu nội dung của cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia đời Hậu Lê. Cho đến nay, khi là sinh viên thì điều kiện tiếp cận càng rõ hơn bao giờ. Cuốn sách này đã được các nhà xuất bản phát hành nhiều năm qua mặc dù khác nhau, song giá trị của nó rất bổ ích dành cho quý bạn đọc. Từ những nội dung trong cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư đã giúp mình hình dung được bức tranh xã hội nước ta từ trước năm 1765. Hôm nay, mình xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung của cuốn sách cũng như những giá trị mang lại khi chúng ta tiếp cận. Để từ đó, quý bạn đọc có thể lựa chọn cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là một trong những cuốn sách quý báu trong “bộ sưu tập” của mình.
Thông tin cơ bản về sách
- Thể loại: Sử học
- Tác giả: Ngô SĨ Liên và các sử gia
- Nhà xuất bản: Thời đại
Đối tượng sách hướng tới
Những ai muốn tìm hiểu về xã hội nước ta từ thời Hậu Lê trở về trước thì không thể bỏ qua cuốn sách quý báu này. Không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không phân biệt ngành nghề,… đều có thể tiếp cận nội dung của cuốn sách này. Bởi vì, nó ra đời là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Chẳng hạn như đối với học sinh, cuốn sách mang lại những kiến thức cơ bản. Đối với sinh viên chuyên nghành, nhà nghiên cứu thì cuốn sách vừa lại kiến thức cơ bản, vừa mang lại giá trị sử liệu. Đối với những nhà văn, thì cuốn sách mang lại hình thức trình bày, bộc lộ cảm xúc đối với nhân vật lịch sử theo lối văn chương.
Nội dung cơ bản của cuốn sách
Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là tác phẩm kinh điển, công trình biên soạn mang tính chất sử học ra đời và hoàn thiện suốt thời Hậu Lê với tổng thời gian hơn 300 năm. Tác giả của công trình là Ngô Sĩ Liên và các sử gia tiếp nối sau đó. Những sử gia này đã kế thừa những giá trị, nội dung từ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu (Quốc sử đàu tiên ở thời Trần) và bộ Sử Ký tục biên của Phan Phu Tiên (cuốn sử đầu thời Lê). Từ việc kế thừa, chỉnh lí các sự kiện từ thời Triệu Vũ Đế đến khi nhà Minh rút về nước, thì trong vòng 300 năm, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã được các sử gia triều Hậu Lê viết tiếp kỉ Hồng Bàng và từ đầu thời Lê đến tận năm 1765. Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư được viết theo lối biên niên. Như ở phần đầu sách đã nói lên lối viết của tác giả, “cũng bắt chước lối biên niên của Mã sử (tức Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng thực chắp vá chẳng ra sao, cũng học phép tị sự của Lân kinh (tức Xuân Thu của Khổng Tử), đâu dám cẩn nghiêm mà sánh kịp”.
Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư bàn về xã hội Việt Nam từ thuở Hồng Bàng đến tận năm 1765 trên khắp mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, thiên văn, ngoại giao,…
Về mặt chính trị, bộ sử đã cung cấp cho chúng ta hiểu thêm về bộ máy tổ chức, những biểu dâng,… của các triều đại, cho cuối thời Hậu Lê. Như thời Lý vào năm 1028, “Đặt 10 vệ điền tiền cấm quân: 1. Quảng Thánh - 2. Quảng Vũ - 3. Ngự long 0 4. Bổng nhật - 5. Trừng hải. Mười vệ đều chia làm tả hữu trực đi quanh để bảo vệ bên trong cấm thành, cộng là 10 vệ”. Đó là việc tổ chức quân đội dưới thời Lý, các đời khác cũng tương ứng như vậy, cũng thay đổi và cũng được sử sách ghi lại rõ ràng. Bên cạnh đó, có nội dung bàn về các chức quan triều đình như “Cho Lương Nhậm Văn làm thái sư, Ngô Thượng Đinh làm thái phó, Đào Xử Trung làm thái bảo, Lý Đạo Kỷ làm tả khu mật,…”. Vậy là có chức Thái sư, Thái phó, Thái Bảo, Tả khu mật. Cũng có nội dung như “Mùa hạ, tháng 5, ngày 12, vua cùng các đại thần bàn định việc nước, về quan viên các lộ, trấn và quan trấn thủ các nơi quan yếu, cùng là luật lệ kiện tụng, chức tước chế lệ. Tháng 6, chỉ huy cho các đại thần khảo xét các quan trong ngoài; nhất đẳng là những người có văn võ tài cán nhanh nhẹn; nhị đẳng là những người biết chữ, tài cán nhanh nhẹn; tam đẳng là những người giỏi viết tinh, viết thảo, viết toán, ngoài ra không vào đẳng nào, kê reeng một hạng”.
Về bang giao, nội dung sách cũng đề cập vào đời Lý Thần Tông năm 1130, “Nhà Tống sai mang ấn báu và sắc vàng sang phong vua làm Giao Chỉ quận vương, tháng 11 nước Chiêm Thành sang cống”. Hay là bàn về các công việc “đúc tiền Thuận Thiên”, mô tả phong cảnh “Mây xanh hiện, có cánh có chân, bên dưới như mâm ngọc, hai bên tả hữu hình như hai con cá chép vờn nhau”, “ngày 15, mở hội Vu Lan, tha tù tội nhẹ 50 người, cho các sư tụng kinh 220 quan tiền”. Ban hành các quy định như “Tháng 9, cho các giám sinh ở Quốc tử giám và sinh đồ ở huyện được mang mũ áo và cho giáo thụ Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ huyện được đội mũ cao hơn,…”.
Đó là một vài đoạn trích mà mình giới thiệu đến quý bạn đọc để góp phần làm rõ hơn phần nội dung giới thiệu ở trên. Cuốn sách ĐạI Việt sử ký toàn thư là một công trình sử học to lớn, là một tác phẩm kinh điển, là “chứng nhân lịch sử” của một thời đã qua. Để hiểu sâu sắc và chính xác về quá khứ không thể bỏ qua cuốn sách này. Vì đó là bộ quốc sử đầu tiên hiện vẫn còn được lưu giữ và truyền tải hiện nay.
Cuốn sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ngay từ khi biên soạn thời Hậu Lê đã được tác giả phân chia thành 33 quyển gồm được phân chia thành 3 loại sách: sách Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư (5 quyển), sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư (9 quyển), bản kỷ thực lục (19 quyển). Ngoại kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Ngô trở về trước, sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Đinh đến thời thuộc Minh, bản kỷ thực lục nói về thời Hậu Lê đến năm 1765. Cho đến hiện nay, khi các nhà xuất bản phát hành nhiều phiên bản, có những lần được xuất bản thành 2 hay 3 tập. Năm 2013, Nhà xuất bản thời đại phát hành cuốn sách bao gồm cả ba bản sách này với 1059 trang.
Những giá trị mang đến cho bạn đọc từ cuốn sách
Từ những nội dung cơ bản của cuốn sách, khi tiếp cận các bạn sẽ mang về cho mình những giá trị sâu sắc.
Xét về giá trị sử liệu, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được sắp vào loại sử liệu hành văn, sử liệu gốc. Mức độ tin cậy của sử liệu này tương đối cao, Với khối lượng đồ sộ, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Hậu Lê đã và đang là một nguồn sử liệu quý giá, còn “lưu giữ” lại một phần khung cảnh nào đó của xã hội đương thời. Như là việc phong quan, phong tước cho quan, vấn đề ngoại giao lân bang,…
Xét về giá trị văn học, thông qua cuốn sách này bạn đọc sẽ thấy rõ văn chương của người xưa, thấy rõ cách viết lối biên niên, lối tự sự. Đây có thể là lối viết cơ bản, thấy gì viết náy, thấy đúc đồng viết “đúc đồng”, thấy ban chức thì viết “ban chức”, thấy có bao nhiêu lộ, bao nhiêu trấn thì viết bấy nhiêu lộ, bấy nhiêu trấn,… Đó là cách viết ngắn gọn, dễ hiểu. Giá trị văn học mang lại cho quý bạn đọc một hình thức biên soạn một tác phẩm nhất định nào đó.
Nhận định đánh giá, cảm nhận của bản thân mình
Cuốn sách này cho dù được xuất bản trong nhiều năm nay, nhưng ở đây tôi không nói về hạn chế và thành tựu của cuốn sách nào, mà ở đây là bàn về thành tựu và hạn chế của nội dung, cái mà Ngô Sĩ Liên và các sử gia biên soạn.
Về thành tựu, cũng như đã khẳng định đây là một sử liệu có giá trị cao, góp phần “xây dựng lại” bức tranh ngày ấy của xã hội đương thời. Từ những sử liệu được cung cấp từ bộ sử đã góp phần nào cho bạn đọc “xây dựng” lại hình ảnh của ngày xưa. Các sử gia của cuốn sách này đều đứng trên lập trường nho giáo đã phần nào đã hình thành chuẩn mực của xã hội đương thời. Nói cách khác, bạn đọc khi tiếp cận cuốn sách này sẽ phần nào hiểu được chuẩn mực của xã hội đương thời, thấy được sự khác nhau đối với hiện nay.
Về mặt hạn chế, bộ sử chỉ tập trung vào hoạt động của triều đình, nhất là vua, quan, đứng trên lập trường nho giáo mà đưa ra những nhận định có tính chất “kiêng nể” vua, “miệt thị” phản loại, khởi nghĩa nhân dân, thấy những điều gì sai trái với đạo lý thì “miệt thị”, “phê phán”. Những hạn chế đó, xuất phát từ tư tưởng đạo Nho đang trở thành “đỉnh cao” và chi phối tư tưởng của các nho sĩ. Vì như đã nói, các quan biên soạn đều là những bậc nho sĩ đương thời nên bị chi phối về mặt tư tưởng
Những nơi có thể tìm đọc và mua cuốn sách
Hiện nay, các nhà xuất bản ở nước ta đều dịch và phát hành trên thị trường cho nên quý bạn đọc sẽ dễ dàng tìm đọc cuốn sách này. Và với sự phát triển của mạng xã hội, các bản PDF, các bản đăng hẳn trên web đã và đang chứa toàn bộ nội dung dịch thuật cho quý bạn đọc tìm hiểu. Những giá trị mà cuốn sách mang lại cho quý bạn đọc là vô cùng to lớn và bổ ích. Các bạn hãy lựa chọn cho mình một cuốn sách bổ ích này nhé.
Mọi người có thể lựa chọn những tiệm sách có nhiều ưu đãi để mang về cho mình một cuốn sách quý báu này.
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
Tác giả : Nhiều Tác Giả
Định dạng : Sách PDF
Số trang : 1335
Lượt xem/nghe : 21157
Lượt đọc : 15938
Lượt tải : 6104
Lượt xem Review : 2630
Kích thước : 4.96 MB
Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:41
Cập nhật lúc : 12:12pm 16/04/2024
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cám ơn sự hỗ trợ, động viên để duy trì và phát triển website. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |