Voucher Live Close
Ảnh bìa sách Lịch Sử Tôn Giáo Nhật Bản

LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN

Tác giả : Sueki Fumihiko

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 242

Lượt xem/nghe : 550

Lượt đọc : 227

Lượt tải : 45

Kích thước : 1.36 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:46


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Lịch Sử Tôn Giáo Nhật Bản

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Tìm Hiểu Thần Số Học

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Đây là một cuốn sách hiếm hoi đã tổng hợp được một cách logic toàn bộ lịch sử tôn giáo Nhật Bản mà người viết nếu không phải là người am hiểu về mối quan hệ đa chiều của tất cả các tôn giáo trong lịch sử của đất nước này thì khó có thể viết được.

Việt Nam và Nhật Bản được coi là hai nước cùng thuộc vùng Đông Bắc Á (hay còn gọi là Đông Á), cùng nằm trong Vùng văn hóa Hán, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Hoa. Về tôn giáo, cả Việt Nam và Nhật Bản đều tiếp thu Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo... chủ yếu từ cái nôi là văn minh Trung Hoa. Vì vậy, người ta thường dễ dãi cho rằng, giữa hai nền văn hóa này có nhiều nét tương đồng và có thể lấy văn hóa của nước mình để làm quy chuẩn khi nhìn nhận văn hóa nước kia. Điều này xảy ra cả ở Việt Nam và Nhật Bản, khi mà sự giao lưu văn hóa đa phần mới diễn ra ở bề nổi và vẫn còn ít những công trình nghiên cứu thực sự về xã hội, lịch sử, văn hóa được giới thiệu.

Cuốn sách mà quý vị độc giả đang cầm trên tay được dịch từ tác phẩm của nhà nghiên cứu Sueki Fumihiko, một người có thể nói là chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng tôn giáo hiện nay. Ông đã có một thời gian dài giảng dạy tại Đại học Tokyo, sau đó chuyển sang công tác tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken), nơi tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về các lĩnh vực trong ngành khoa học xã hội nhân văn. Ở Nhật Bản, một điều thường thấy là mỗi chuyên gia chỉ chuyên sâu về một mảng hẹp nào đó.

Chẳng hạn, trong Lịch sử Phật giáo Nhật Bản người ta có chia thành Lịch sử Phật giáo Cổ đại, Trung thế, Cận thế...nhưng trong đó lại phân nhỏ thành các mảng như cơ sở kinh tế tự viện, cơ cấu tổ chức giáo đoàn, tư tưởng của một tông phái, học phái của ngôi chùa hay thậm chí là tư tưởng của một nhà sư chưa được ai biết đến... Mỗi chuyên gia đều đào sâu trong mảng nghiên cứu của mình mà không lấn sang địa hạt của chuyên gia khác. Điều này sở dĩ có thể thực hiện được bởi tỉ mỉ vốn là tính cách của phần đông người Nhật và hơn nữa, điều kiện nghiên cứu, tức nguồn tài liệu thư tịch cổ với số lượng lớn được bảo tồn ở tình trạng khá tốt.

Tuy nhiên, đây vừa là điểm mạnh lại vừa là điểm yếu của giới nghiên cứu Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành khoa học xã hội nhân văn. Vì quá chuyên sâu nên ngoài chuyên gia đó chỉ có một hoặc một vài chuyên gia khác hiểu được, nghĩa là dẫn đến những nghiên cứu quá thiếu tính xã hội, tính thực tiễn và không thể đưa ra được cái nhìn toàn cục để giải quyết những vấn đề nan giải của xã hội Nhật Bản hiện nay. Và cuốn Lịch sử tôn giáo Nhật Bản này của Giáo sư Sueki đã khắc phục được nhược điểm đó của giới nghiên cứu Nhật Bản.***

Tìm mua: Lịch Sử Tôn Giáo Nhật Bản

Thời kỳ hình thành cổ tầng

Tôn giáo thời cổ đại của Nhật Bản được biết đến như thế nào? Từ những di vật khảo cổ học như cách mai táng hay tượng đất nung, chúng ta có thể biết về hành vi tôn giáo nào đó sau thời Jōmon hay từ những mộ cổ quy mô lớn có thể hiểu về tín ngưỡng đối với thế giới sau khi chết. Đặc biệt qua việc khai quật mộ cổ Takamatsuzuka(7), có thể thấy chắc chắn đã có ảnh hưởng của tôn giáo từ đại lục truyền vào. Hơn nữa, các sử liệu phía Trung Quốc cũng cho chúng ta những thông tin quan trọng. Trong phần “Hòa nhân truyện” của cuốn Nụy chí có ghi, ở nước Yamatai người ta có thực hiện một nền chính trị thánh thần mà Saman chính là nữ hoàng Himiko.

Tuy nhiên, những ghi chép trong thư tịch do người Nhật viết thì phải đợi đến thời kỳ sau này. Nếu ngược dòng về thời kỳ với những câu chuyện liên quan đến Thái tử Shōtoku (Thánh Đức) thì có thể có tư liệu cổ hơn, nhưng hầu như những tư liệu đó đều có nhiều điều nghi vấn, không đủ độ tin cậy để có thể dùng được. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể ngược dòng lại được đến khoảng cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VIII. Nếu so với trường hợp ở Trung Quốc, từ thế kỷ V trước công nguyên những nhà tư tưởng mà tiêu biểu là Khổng Tử đã phát triển những tư tưởng sâu sắc, sau đó vô số những thư tịch cổ liên tiếp ra đời, thì sự ra đời của thư tịch cổ ở Nhật Bản là khá muộn.

Bất luận thế nào chúng ta vẫn phải công nhận rằng, vào thời kỳ này, dưới ảnh hưởng của văn hóa đại lục thể chế chính trị đã nhanh chóng được hoàn thiện và cùng với điều đó là nhiều thành tựu văn hóa đã nở hoa kết trái. Vào triều đại của các Thiên hoàng Tenmu (Thiên Vũ), Jitō (Trì Thống), Mommu (Văn Vũ), Gemmei (Nguyên Minh), Genshō (Nguyên Chính), dưới sự thống trị của các Thiên hoàng, sự tập quyền hóa chính quyền trung ương đã được thực hiện thành công và Thể chế luật lệnh đã được hoàn thiện. Theo đó, những bộ sử như Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ mới được biên soạn và mới xuất hiện những thi nhân lớn như Kaki-no-moto-no-Hitomaro của bộ Vạn diệp tập (Manyōshū). Những ngôi chùa lớn được xây dựng và nhiều bộ kinh đã được mang về từ đại lục. Giới Phật giáo có thể tự hào với nền văn hóa ngoại lai tiến bộ nhất du nhập từ đại lục. Tên hiệu của Thiên hoàng và quốc hiệu “Nhật Bản” cũng bắt đầu được sử dụng. Xu hướng quốc gia dân tộc chủ trương về một nền văn hóa riêng, đối lập với văn hóa đại lục cũng đã sớm hình thành.

Thời kỳ được xem là lý tưởng trong lịch sử tư tưởng của phái Quốc học và Phái Thần đạo phục cổ là từ thời Edo đến thời Meiji. Chính phủ Meiji lúc đầu đã khởi sự từ việc đặt hai cơ quan là Jingikan (Thần kỳ quan)(8) và Dajōkan (Thái chính quan)(9) phỏng theo quốc gia thời cổ đại. Chế độ này sau đó bị giải thể, nhưng những thần thoại trong Cổ sự ký vẫn được coi là “Thần thoại của dân tộc Nhật Bản” và đưa vào dạy trong nhà trường, bộ thi ca Vạn diệp tập được coi trọng thay bộ Cổ kim tập (Kokinshū) hay Tân cổ kim tập (Shin-Kokinshū). Với ý nghĩa đó, có thể nói thời kỳ mà những thành tựu văn hóa này được xác lập là thời kỳ quan trọng, đã kiến tạo nên cổ tầng cho văn hóa Nhật Bản. Trên thực tế, về mặt thư tịch cổ trước đó không có trước tác nào hoàn chỉnh nên đây chính là thời đại có thể hiểu được rõ nhất về tôn giáo và tư tưởng thời cổ đại. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì không phải chúng ta có thể theo đó mà ngược dòng lịch sử về thời kỳ trước. Hơn nữa, dù có thực hiện được sự tập quyền hóa chính quyền trung ương thì thời cổ đại với những nét hỗn mang không thể trở thành hình mẫu của quốc gia cận đại hướng đến sự xâm lược và chi phối bằng uy lực với khẩu hiệu “phú quốc cường binh”. Việc phát hiện về quá khứ khi bước sang thời cận đại chỉ là thao tác hư cấu ra một thứ cổ tầng cho hợp với thời cận đại mà thôi.

Các vị thần và sự ra đời của thế giới

Trong số những thư tịch được viết vào thời kỳ này, yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất cho lịch sử tôn giáo sau này chính là những thần thoại được viết trong Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ, mà được gọi chung là Thần thoại Ký Kỷ. Những thần thoại đó được hình thành với đúng nghĩa là Thần thoại về sự khai sinh đất nước và đã chứng minh được quyền uy của Thiên hoàng theo cách của thần thoại. Ở đây xin được khảo sát một cách đơn giản về cấu trúc của các truyện thần thoại. Ở phần đầu Cổ sự ký có kể về thuở hồng hoang khai thiên lập địa như sau: “Khi trời đất mới sinh, tên của các vị thần tạo ra thượng giới là Ame-no-Minakanushi-ni-kami, tiếp đến là Takamimusuhi-no-kami, tiếp đến nữa là Kamimusuhi-ni-kami”. Ở đây người ta đặt tiền đề sự tồn tại của thượng giới là đương nhiên, nên không nói gì về bản thân thượng giới. Thượng giới chính là nơi các vị thần lần lượt sinh ra. Những vị thần đó bao gồm 5 đời thần Kotoamatsu và 6 đời thần Kamiyo sau đó. Và người ta chỉ liệt kê tên các vị thần mà không kể gì thêm. Phần cuối của câu chuyện này là sự xuất hiện của Izanami, Izanagi và từ đó mới bắt đầu đi vào câu chuyện với tư cách là thần thoại thực sự. Nam thần Izanagi và nữ thần Izanami đã tạo ra đảo Onogoro hỗn mang với biển, sau đó cùng xuống đảo, kết nghĩa vợ chồng, đẻ ra nhiều đảo với hình thù khác nhau trên quần đảo Nhật Bản, sau đó lại sinh ra các vị thần. Cuối cùng khi sinh ra Kagutsuchi, tức vị thần lửa thì âm vật bị cháy, Izanami chết và đến Hoàng tuyền (Yomi), xứ sở của những người chết. Việc đẻ đất đẻ nước này tuyệt nhiên không phải được sáng tạo từ con số không mà được tiến hành dựa theo khuôn mẫu sự giao phối sinh dục của con người. Tư tưởng này về sau rất được coi trọng trong Thần đạo.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Tôn Giáo Nhật Bản PDF của tác giả Sueki Fumihiko nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Lịch Sử Tôn Giáo Nhật Bản

Chúng tôi đang cần tìm đối tác, nhà đầu tư để chung tay xây dựng và phát triển Thư Viện Sách. Quý bạn hữu nếu quan tâm vui lòng liên hệ với ban quản trị qua email: www.thuviensach.vn@gmail.com
Xin chân thành cám ơn!

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng