Ảnh bìa sách Lên Gác Rút Thang

LÊN GÁC RÚT THANG

Tác giả : Ha-Joon Chang

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 730

Lượt xem/nghe : 1008

Lượt đọc : 659

Lượt tải : 447

Kích thước : 1.99 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:46

Cập nhật lúc : 10:23am 05/10/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Lên Gác Rút Thang

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Hiện nay, các nước đang phát triển phải chịu sức ép lớn từ các nước đã phát triển cũng như từ việc thiết lập chính sách phát triển quốc tế do chính các nước đã phát triển kiểm soát trong việc áp dụng những "chính sách tốt" và "thiết chế tốt" nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của những quốc gia này. Theo chương trình nghị sự này, “những chính sách tốt” là những chính sách được người ta soạn cho nhiều quốc gia dưới tên gọi: đồng thuận Washington, bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô giới hạn, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, tư nhân hoá và giảm bớt sự can thiệp của nhà nước. "Những thiết chế tốt" về cơ bản chính là những thiết chế của các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia Anglo-America, trong đó có: chế độ dân chủ, bộ máy hành chính tốt, bộ máy tư pháp độc lập, quyền sở hữu tư nhân (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) được bảo vệ một cách chắc chắn; và các thiết chế tài chính cũng như quản trị công (trong đó có ngân hàng trung ương độc lập về mặt chính trị) phải minh bạch và hướng theo thị trường.

Như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau của tác phẩm này, đã có những thảo luận sôi nổi về việc các chính sách và thiết chế được đề nghị có thích hợp với các nước đang phát triển hiện nay hay không. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, nhiều người phê bình, tức là những người nghi ngờ về khả năng ứng dụng của các khuyến nghị này vẫn tin rằng các chính sách và thiết chế “tốt” đó đã được các quốc gia đã phát triển áp dụng khi những nước này còn đang phát triển.

Ví dụ, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng Anh quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới vì đã thực hiện chính sách tự do kinh doanh (laissez-faire policy), trong khi nước Pháp lẽo đẽo theo sau vì áp dụng các chính sách can thiệp. Tương tự như vậy, nhiều người tin rằng việc Hoa Kỳ từ bỏ chính sách thương mại tự do và ủng hộ luật thuế xuất nhập khẩu Smooth-Hawley ngay vào giai đoạn ban đầu của cuộc Đại khủng hoảng (1930) là "hành động chống thương mại hết sức dại dột có thể thấy được và gây ấn tượng sâu sắc nhất"- đấy là lời của ông Bhagwati, một nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do nổi tiếng. Một ví dụ khác về niềm tin cho rằng các quốc gia đã phát triển đạt được tình trạng kinh tế của mình bằng các chính sách và thiết chế tốt là lời tuyên bố được người ta nhắc đi nhắc lại rằng không có quyền sở hữu bằng sáng chế hay các quyền sở hữu trí tuệ cá nhân khác thì những quốc gia này sẽ không thể tạo ra được những ngành công nghệ làm cho họ trở thành thịnh vượng. Trung tâm luật quốc gia về thương mại tự do Trung Mỹ nằm ở Hoa Kì đã từng tuyên bố rằng "Tài liệu lịch sử ở các nước đã công nghiệp hoá, tức là những nước đã bắt đầu như là nước đang phát triển, chứng minh rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ mạnh nhất để phát triển kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và phổ biến công nghệ mới cũng như văn hoá nghệ thuật".

Nhưng, có đúng là những chính sách và thiết chế được khuyến nghị cho các quốc gia đang phát triển là những những chính sách mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi còn là những nước đang phát triển hay không? Chỉ nhìn bên ngoài, dường như đã có một vài bằng chứng lịch sử nói rằng không phải như thế. Một vài độc giả có thể biết rằng nước Pháp trong thế kỷ XIX - trái ngược với bản chất của nó trong thế kỷ XVIII hay thế kỷ XX - là nước rất bảo thủ và là quốc gia chủ trương không can thiệp vào thị trường. Chúng ta cũng có thể đã biết rằng thuế xuất nhập khẩu ở Hoa Kì là cao, ít nhất là sau cuộc Nội chiến. Chắc hẳn, một số người đã từng nghe nói rằng mãi đến năm 1913 Ngân hàng Trung ương Mỹ, tức là Hội đồng dự trữ liên bang (FEB) - mới được thành lập. Thậm chí một vài người trong chúng ta có thể biết rằng Thụy Sĩ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ trên thế giới vào thế kỷ XIX dù không có luật về bằng sáng chế.

Sau khi có những bằng chứng chống lại quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản như thế, cần phải hỏi rằng phải chăng vì một lý do nào đấy, các nước đã phát triển đang tìm cách che dấu "bí mật dẫn đến thành công của họ". Tác phẩm này tâp hợp các yếu tố khác nhau từ những tài liệu lịch sử trái ngược với quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản và cung cấp một bức tranh đầy đủ và dễ hiểu về những chính sách và thiết chế mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi họ còn là những nước đang phát triển. Nói cách khác, tác phẩm này bàn về: “Đâu là nguồn gốc thật sự của sự giàu có của các quốc gia?”***

Tìm mua: Lên Gác Rút Thang

Ha-Joon Chang đã tung ra một tác phẩm phê phán có tính khiêu khích đối với những lời thuyết giáo của các nhà kinh tế học dòng chính dành cho những nước đang phát triển: “Hãy làm như tôi nói chứ đừng làm như tôi đã làm”. Tác phẩm này đòi hỏi người ta phải chú ý.

Charles Kindleberger, Giáo sư danh dự, Đại học MIT, Mỹ

Ha-Joon Chang đã khảo sát một số lượng lớn tài liệu lịch sử để rút ra những kết luận rất quan trọng và đầy thú vị về các thiết chế và quá trình phát triển kinh tế. Không chỉ xem xét lại bối cảnh lịch sử, Chang còn sử dụng nó nhằm khẳng định rằng cần phải thay đổi thái độ đối với những thiết chế được đề xuất cho các nước đang phát triển. Cả những diễn giải lại lịch sử lẫn những lời biện hộ cho chính sách trong Lên gác rút thang đều là những vấn đề đáng được các nhà kinh tế học, sử học và những người làm chính sách quan tâm.

Stanley Engermann, Giáo sư Lịch sử Kinh tế, Đại học Rochester, Mỹ

Người ta “luôn luôn biết” rằng các nền kinh tế hàng đầu - khi các nền kinh tế này còn chưa được thịnh vượng như hiện nay - đã sử dụng những chính sách được nhà nước quản lí nhằm công nghiệp hóa, sau đó lại nói với những nước nghèo hơn rằng ĐỪNG làm như vậy, nghĩa là những nước giàu có hiện nay bảo các nước nghèo áp dụng quan điểm của đường lối tự do. Nhưng phải đến khi Chang bắt tay thực hiện nhiệm vụ thì kiến thức mà mọi người đều biết này mới được ghi bằng giấy trắng mực đen. Lên gác rút thang là một thành tựu khoa học và là tác phẩm mà các nhà hoạch định chính sách ngành trong thế kỷ XXI cần phải đọc.

Lance Taylor, Giáo sư Kinh tế, Đại học New School, Mỹ

Trong đóng góp sắc sảo, đầy kiến thức và độc đáo vào môn kinh tế chính trị quốc tế này, Ha-Joon Chang đã đưa lịch sử kinh tế vào trung tâm của cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại, ông khẳng định rằng các nước đang phát triển không được bỏ qua những công cụ chính sách mà châu Âu và Mỹ đã từng sử dụng trong quá trình phát triển của họ. Chúng ta cần phải cảm ơn ông vì đã trình bày luận cứ này với sức thuyết phục và sự khéo léo hiếm có như vậy.

John Toye, Giáo sư Kinh tế, Đại học Oxford, Anh

Đây là tác phẩm độc đáo và có tính khiêu khích, một đóng góp rất có giá trị vào cuộc tranh luận về phát triển hiện nay. Không có ai đồng ý hết với tất cả các luận cứ của Chang. Thực ra, nhiều người sẽ không đồng ý với phần lớn những điều ông trình bày. Tuy nhiên, tác phẩm được xây dựng trên một nền tảng vững chắc và được khẳng định một cách đầy thuyết phục, ngay cả những người không đồng ý cũng khó có thể phủ nhận. Tác phẩm này sẽ trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận rộng rãi và sôi nổi, nhờ đó làm phong phú thêm lí thuyết về phát triển và nêu ra thách thức đối với chính sách hiện nay.

Peter Evans, Giáo sư Xã hội học, Đại học California, Berkeley, Mỹ

***

Cha mẹ tôi thường kể rằng một trong những bài hát đầu tiên tôi được học hồi bé ở Hàn Quốc vào thập niên 1960 là bài “Người chiến binh can trường của Trung đoàn Mãnh Hổ”. Tôi phải hát bài hát này chứ không được học các bài đồng dao cho tuổi thơ, vì thủa ấy khúc chiến ca này vang lên hàng ngày trên mọi kênh truyền thông Hàn Quốc, làm lời ngợi ca những người lính Hàn Quốc dũng cảm bảo vệ thế giới tự do.

Tuy nhiên, thực tế mà tôi nhận thức được khi lớn lên lại phức tạp hơn rất nhiều. Quyết định tham gia chiến tranh của Hàn Quốc có khi được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm nhiều ngoại tệ bằng cách “xuất khẩu” binh lính. Thêm nữa, binh lính Hàn Quốc có thể là dũng cảm, nhưng họ cũng là những kẻ khét tiếng bạo tàn.

Việc Hàn Quốc chiến đấu bên cạnh người Mỹ làm nhiều người nghĩ rằng Hàn Quốc chỉ là bù nhìn của Mỹ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Mỹ sai bảo, trong đó có việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường tự do, kinh doanh tự do, và thương mại tự do mà sau Thế chiến II Mỹ đã cố gắng thúc đẩy bằng mọi cách.

Nhưng thực tế Hàn Quốc đã không phát triển theo mô hình kinh tế của Mỹ. Hàn Quốc và các nền kinh tế “thần kỳ” khác ở Đông Á - đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan - đã phát triển kinh tế bằng cách áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các phương tiện bảo hộ thương mại khác, cũng như các khoản trợ cấp chính phủ, hạn chế về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và những quy định khác nhằm phát triển các “ngành công nghiệp non trẻ” của mình, để đương đầu với những đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn.

Điều thú vị hơn là, như cuốn sách này đã chỉ ra, ngay cả Mỹ cũng không sử dụng mô hình “Mỹ” khi nước này phải phát triển nền kinh tế của mình. Trên thực tế, Mỹ chính là nước đã phát minh ra ý tưởng về “nền công nghiệp non trẻ” - và người phát minh ra thuật ngữ này lại là ông Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ. Thật vậy, cuốn sách này chỉ ra rằng hầu như tất cả các nước giàu có hiện nay - nước Anh thế kỷ XVIII, mà Alexander Hamilton đã sao chép, Hàn Quốc cuối thế kỷ XX - đều đã đạt được sự phát triển kinh tế, trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào chủ trương bảo hộ và nâng đỡ các ngành công nghiệp trẻ non trẻ của chính phủ. Tác phẩm này cũng nhấn mạnh cách thức mà các nước đó đạt được cái gọi là những thiết chế “tiêu chuẩn quốc tế”, mà họ yêu cầu các nước đang phát triển hiện nay áp dụng, sau khi họ đã trở thành những nền kinh tế phát triển, chứ không phải khi họ còn là những nền kinh tế đang phát triển. Nói cách khác, những điều các nước giàu có bảo các nước đang phát triển làm khác xa những thứ họ đã làm khi còn ở trong giai đoạn tương tự như thế trong quá khứ.

Hiện nay, Việt Nam đang ở một thời điểm vô cùng quan trọng. Trong ba thập kỷ qua, bất chấp những vết sẹo của mấy thập kỷ chiến tranh phản đế còn hằn sâu, đất nước đã có những tiến bộ đáng kể về kinh tế. Trong thời gian này, Việt Nam đã chuyển từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình. Đó là một thành tựu đáng tự hào. Nhưng, Việt Nam vẫn là nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và còn phải làm rất nhiều điều nếu muốn trở thành một nền kinh tế phát triển thực sự. Trong quá trình đó, Việt Nam phải vượt qua những sản phẩm “dễ dãi” mà các bạn đã sản xuất rất thành công trong ba thập kỷ qua - gạo, cà phê, và các sản phẩm thâm dụng lao động - để chuyển sang những hoạt động sản xuất và dịch vụ phức tạp hơn.

Trong quá trình đưa sự phát triển kinh tế của mình lên một tầm cao mới, Việt Nam cần phải có thái độ thận trọng trước học thuyết chính thống về thị trường tự do, thương mại tự do, đang được các nước giàu có quảng bá, và cần phải học những bài học đích thực từ lịch sử, mặc dù không thể sao chép một cách chính xác kinh nghiệm lịch sử. Những bằng chứng lịch sử được trình bày trong cuốn sách này chỉ ra rằng, sử dụng các lực lượng thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhưng muốn phát triển kinh tế thành công thì phải có sự can thiệp một cách hiệu quả của nhà nước và mở cửa nền kinh tế một cách từ từ. Tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của mình.

Ha-Joon Chang

Cambridge, tháng 9 năm 2014

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lên Gác Rút Thang PDF của tác giả Ha-Joon Chang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Lên Gác Rút Thang
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


Quản Trị - Kinh Doanh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng