Ảnh bìa sách Kể Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh

KỂ CHUYỆN THÁNH MẪU LIỄU HẠNH

Tác giả : Phạm Trường Khang

Giọng đọc : Ngọc Hân

NXB : Hồng Đức

Định dạng : Sách nói

Lượt xem/nghe : 313

Lượt tải AudioBook : 21

Thời lượng: 03:39:24

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:24

Cập nhật lúc : 15:08pm 24/07/2024


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Kể Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:00 
Các Thánh Mẫu Trong Truyền Thuyết
00:20:01 
Thánh Mẫu Liễu Hạnh
01:27:31 
Thánh Mẫu Man Nương
01:57:59 
Thánh Mẫu Diệu Thiện
02:40:07 
Các Thánh Mẫu Là Nhân Vật Lịch Sử Được Tôn Phong
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Thánh Mẫu Liễu Hạnh, hay còn gọi là Liễu Hạnh Công Chúa, là một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam và là vị đứng đầu Tam Tòa Thánh Mẫu trong hệ thống Tứ Phủ của Đạo Mẫu. Bà được người dân tôn thờ và tin tưởng bởi sự tích về một vị tiên nữ giáng trần, con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì thương xót nhân dân lầm than mà tuân lệnh vua cha giáng trần cứu nhân độ thế. Bài viết này của trang thông tin Tứ Phủ sẽ kể lại cho bạn đọc sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh chu du thiên hạ, hành thiện giúp đời.

Sự tích Mẫu Liễu Hạnh hành thiện ở lần giáng trần lần thứ nhất

Trong sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh 3 lần Giáng Trần, lần thứ nhất giáng trần Thánh Mẫu Liễu Hạnh mang tên Phạm Tiên Nga, sinh ra tại làng Quất Lâm, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay. Sau khi báo hiếu cha mẹ, vẹn tròn đạo làm con, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du tứ phương để hành thiện giúp đời.

Sự tích ghi chép lại những việc làm cao cả của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bà đã vận động nhân dân cùng nhau đắp đê ngăn lũ Đại Hà từ núi Tiên Sơn tới Tịch Nhi (nay là quãng đường từ Phủ Dầy tới Phủ Quảng Cung). Bên cạnh đó, bà còn cho xây dựng 15 cây cầu đá, khơi thông kênh ngòi để dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, phát triển nông nghiệp. Bà trợ cấp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho dân, giúp đỡ trẻ em nhà nghèo có điều kiện học hành.

Di tích đền thờ Phủ Dày thờ Thánh Mẫy Liễu Hạnh tại Nam Định

Tìm mua: Kể Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Về mặt tâm linh, Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn cất công xây dựng nhiều ngôi chùa, tiêu biểu như: Chùa Kim Thoa, chùa Sơn Trường, chùa Long Sơn, chùa Thiện Thành, chùa Đồn Xá. Những công trình này thể hiện lòng thành kính với Phật pháp và mong muốn mang lại an lạc cho chúng sinh.

Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh phạt ác ở Đèo Ngang

Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một kho tàng truyền thuyết dân gian phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Trong đó, việc hiển linh phạt ác đèo Ngang giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Hoàng tử dưới thời vua Lê Thái Tổ (1385 - 1433) là một câu chuyện kỳ bí, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Tiên nữ giáng trần Mẫu Liễu Hạnh hóa phép thành cô gái bán quán ở chân đèo Ngang với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Vẻ đẹp của bà đã thu hút được nhiều nam nhân trong vùng, và cô tình truyền tới tai Hoàng tử, biết được dưới chân Đèo Ngang có một người thôn nữ xinh đẹp tuyệt trần khiến cho Hoàng tử sinh lòng tà ý và tới giờ trò xấu xa. Thánh Mẫu đã dùng phép thuật trừng phạt Hoàng tử, khiến y trở nên ngẩn ngơ, điên dại.

Tranh vẽ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - nguồn: Hội Họa Tứ Phủ

Nhà vua lo lắng, tìm thầy thuốc khắp nơi chữa trị cho Hoàng tử nhưng không khỏi. Cuối cùng, nhà vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của tám vị Kim Cương thuộc Đạo Hạnh mới có thể bắt Thánh Mẫu về kinh đô để hỏi tội.

Trước mặt nhà vua, Thánh Mẫu đã vạch trần hành vi xấu xa của Hoàng tử. Nhà vua đành phải thừa nhận sai lầm, cảm tạ Thánh Mẫu đã trừng phạt Hoàng tử, xin lỗi Thánh Mẫu trước mặt thiên hạ và cho bà được tự do.

Sự kiện này cho thấy uy quyền và sự trừng phạt công bằng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đối với những kẻ có ý đồ xấu xa. Đây cũng là bài học răn đe người xấu, giúp họ có thể bỏ ác theo thiện.

Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh hai lần gặp Phùng Khắc Khoan

Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã gặp gỡ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, hay còn gọi là Liễu Hạnh công chúa, hai lần trong đời:

Lần đầu tiên diễn ra tại chùa Thiên Minh (Lạng Sơn) khi ông đi sứ trở về.

Lần thứ hai là tại Hồ Tây (Hà Nội) khi ông cùng hai người bạn họ Ngô và họ Lý đi chơi thuyền.

Tại Hồ Tây, Phùng Khắc Khoan và Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã xướng họa thơ với nhau. Bài thơ này sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ghi chép lại trong tác phẩm “Vân Cát thần nữ” thuộc tập Truyền kỳ tân phả. Theo nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân, bài thơ có tên là Tây Hồ quan ngư (Xem cá Hồ Tây) và được dịch sang tiếng Việt bởi Phan Kế Bính với nhan đề Cảnh Hồ Tây.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kể Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh PDF của tác giả Phạm Trường Khang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Kể Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Nhân Vật Lịch Sử (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng