CÁC LÝ THUYẾT VỀ XÃ HỘI HỌC
Tác giả : Vũ Quang Hà
Giọng đọc : Nhiều Người Đọc
NXB : Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm xuất bản : 2001
Định dạng : Sách nói
Lượt xem/nghe : 500
Lượt tải AudioBook : 11
Thời lượng: 34:36:21
Tạo lúc : Sun, 16/06/2024 09:04
Cập nhật lúc : 12:25pm 16/06/2024
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Cốt lõi của xã hội học là "truyền thống cổ điển" của nó.
Trong cuốn Các lí thuyết xã hội học (gồm 2 tập) này, Tiến sĩ Vũ Quang Hà, Giảng viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, sẽ giới thiệu cho chúng ta các mối quan tâm "cố điến" đó. Mối quan tâm đã thôi thúc các nhà khoa học xã hội sáng lập ra bộ môn xã hội học và các lí thuyết của họ, bao gồm các câu hỏi sau: "Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là gì?", "Có phải các nhân tố quyết định quan trọng nhất của hành vi xã hội là về mặt văn hóa và kinh tế?" và "Những nền tảng của sự bất bình đẳng xã hội là gì?". Giống như mọi nghi vấn xác thực khác, chúng cho phép có nhiều giải đáp. Kết quả là, các câu hỏi này và các câu hỏi có tính chất trọng tâm khác của xã hội học đã được giải đáp theo nhiều cách thức bởi các nhà xã hội học thuộc những trường phái tư duy khác nhau. Chúng đã nảy sinh và lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của bộ môn khoa học xã hội học; ngày nay chúng vẫn còn rất mới và đầy thách thức, thậm chí không khác nhiều so với một thế kỷ trước đây.
Xã hội học, có thể định nghĩa một cách rộng rãi là việc đặt câu hỏi và giải đáp các câu hỏi "cổ điến" trên. Nhưng xã hội học cũng là cái mà những người đang tự gọi bản thân là "nhà xã hội học" thực hiện. Do vậy, bộ môn xã hội học đã phát triển một cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Ở một số nơi, xã hội học chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lý học xã hội (như ở Mỹ); ở một số nơi khác, của nhân loại học (như ở Anh) và ở một số nơi khác nữa, của triết học (như ở Đức). Chúng ta hiểu được từ cuốn sách này rằng, tất cả các bộ môn khoa học đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội học. Cũng vậy, xã hội học đã được định hình bởi việc nghiê uciên cứu lịch sử và kinh tế - chính trị. Sự liên kết đó, đã tồn tại vững bề bên trong nhiều thập kỷ qua và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu xã hội học chỉ là cái mà các nhà xã hội học thực hiện, thì khó mà nhận diện phân biệt quốc gia này với quốc gi gigia khác và trường phái tư duy này với trường phái khác. Nhưng cá cácác khác biệt không quá lớn nếu chúng ta nhìn lại quá khứ và tìm cá cácác nguyên nhân mang tính phổ quát. Dù chịu dấu ấn mạnh mẽ của cá cácác dị biệt lịch sử, quốc gia và khu vực, xã hội học dù sao cũng được xá xáxác định rõ ràng bởi các quan tâm trọng yếu của nó và có thế phân biệ giệt với các bộ môn khoa học xã hội khác (ví dụ, tâm lý học, nhân loại học, khoa học chính trị và kinh tế học); với các bộ môn có nhiều tín ínính suy đoán, diễn giải (ví dụ như triết học); và các lĩnh vực ít có tínnh chất suy diễn hệ thống (ví dụ, nghề báo chí).
Với một phạm vi trải rộng và bao quát toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội học, quyển Các lí thuyết xã hội học là tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh vi vi và cán bộ giảng dạy môn xã hội học, cùng tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực khoa học này.
Tác giả đã rất công phu trong quá trình biên soạn. Tư u uy nhiên, trong lần xuất bản này, những thiếu sót là không tránh khỏi.
Nhà Xuất bản và Tác giả trân trọng các góp ý của bạn đọc.
Hà Nội, tháng VII năm 2001
NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Lý Thuyết Về Xã Hội Học PDF của tác giả Vũ Quang Hà nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |