Ảnh bìa sách Vua Gia Long Và Người Pháp

VUA GIA LONG VÀ NGƯỜI PHÁP

Tác giả : Thụy Khê

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 738

Lượt xem/nghe : 1191

Lượt đọc : 645

Lượt tải : 284

Kích thước : 2.71 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:10

Cập nhật lúc : 11:31am 24/01/2024


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Vua Gia Long Và Người Pháp

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

"Lịch sử là một khoa học luôn chỉnh sửa lại mình trên cơ sở những phát hiện mới của khảo cổ, hoặc từ những tư liệu lịch sử bị lãng quên, bị thất lạc, bị che giấu vì những lý do xã hội nào đó, tới nay mới có điều kiện lộ sáng. (...) Nhận thấy nhiều sai khác rất lớn giữa sử sách của vua quan nhà Nguyễn với sử sách mà các sử gia Phương Tây thời đó viết ra và có sức ảnh hưởng gần như tuyệt đối tới nhiều sử gia trong và ngoài nước trước đây cũng như sau này, tác giả Thụy Khuê đã tìm ra nhiều tư liệu lịch sử mới lưu trữ tại các tàng thư công, tư, tôn giáo ở Châu Âu (chủ yếu là ở Pháp), nhằm làm rõ có đúng là không có những người Pháp nói trên thì Nguyễn Ánh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại Tây Sơn, thậm chí còn có thất bại... (...) Vấn đề mà cuốn sách đặt ra chắc sẽ mở đầu cho những phát triển mới, cho những thảo luận sôi nổi nhằm dựng lại được bức tranh khách quan và đầy đủ nhất về những người Pháp bên cạnh Nguyễn Ánh - Gia Long trong giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp này của nước ta..."

***

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long.

Liệt Truyện phác họa một chân dung đậm nét về “ngụy” Quang Trung, kẻ thù không đội trời chung của Gia Long: “Tiếng nói như tiếng chuông lớn, mắt sáng nhoang nhoáng như chớp, giảo hoạt khôn ngoan, hay đánh nhau, người đều sợ cả (…) Ra trận tất thân đi trước tướng sĩ, hiệu lệnh nghiêm ngặt, rõ ràng, bộ khúc đều có lòng mến phục cả.” (LT, 2, t. 534-535).

Về Gia Long, Thực Lục đưa ra đoạn văn mô tả sự trung thành tuyệt đối của Nguyễn Ánh đối với Định Vương: luôn luôn kề cận, kiên trì bảo vệ vị chúa cuối cùng (TL, I, t. 204); nhưng chúng tôi tin rằng, những điều này cũng vẫn nằm trong chính sách tuyên truyền, có thể do chính vị đại thần trong tứ trụ triều đình là Thái bảo Tống Phúc Khuông đưa ra, cho thấy Nguyễn Ánh phò Định Vương tới phút chót, đến Long Xuyên (TL, I, t. 205), để chứng tỏ Nguyễn Ánh vừa có đạo đức trung quân, vừa có chân mạng đế vương (cá sấu cản thuyền) xứng đáng trở thành người lãnh đạo chính thức của nhà Nguyễn.

Tìm mua: Vua Gia Long Và Người Pháp

Còn về chân dung đích thực của vua Gia Long, Thực Lục chỉ viết gọn một câu: “Vua chăm làm mọi việc, suốt ngày không lúc nào rỗi. Sai Thị thư viện sung chức khởi cư chú (chức quan ghi chép những lời nói việc làm của vua), phàm vua làm công việc gì đều chép hết” (TL, I, t. 257). Câu này sẽ được những nhân chứng khác nhau chứng nhận là đúng.

Nguyễn Ánh, Gioang và trận Long Hồ, theo Sử Ký Đại Nam Việt

Chứng nhân đầu tiên mà chúng tôi tìm được, nói về tuổi trẻ của Nguyễn Ánh, là tác giả Sử Ký Đại Nam Việt, cũng là người đã cho ta biết việc đứa tiểu đồng và linh mục Hồ Văn Nghị cứu Nguyễn Ánh thoát chết khỏi bàn tay Nguyễn Huệ (xem chương 5).

Ở đây, Sử Ký Đại Nam Việt kể một câu chuyện, nêu rõ tính tình thiếu niên Nguyễn Ánh, trong chiến thắng đầu tiên đối với Tây Sơn, đó là trận Long Hồ.

Xin nhắc lại: trong hai tháng 9-10/1777, Nguyễn Huệ truy lùng Tân Chính Vương và Định Vương, với ý muốn tiêu diệt nhà Nguyễn. Theo Thực Lục, lúc đó Nguyễn Ánh đang phò Định Vương. Còn Sử Ký Đại Nam Việt cho rằng Nguyễn Ánh theo Tân Chính Vương.

Thuyết thứ nhất, như trên đã nói, có lẽ được tung ra với mục đích tuyên truyền. Vì vậy các sử gia triều Nguyễn, khi viết về giai đoạn này khá lúng túng, sự việc trình bày không rõ ràng (TL, I, t. 204-205).

Thuyết thứ nhì của Sử Ký Đại Nam Việt, có vẻ phù hợp với thực tế hơn: Lúc đó Tân Chính Vương là người có khả năng chiến đấu, Nguyễn Ánh còn rất trẻ, nhưng đã có tài đảm lược, đi theo Tân Chính Vương để chống “giặc”, thì có lý hơn là phò Định Vương, vì ông này chẳng thạo việc quân binh.

Vì đi theo Tân Chính Vương, nên Nguyễn Ánh đã trốn thoát trước ngày 19/9/1777, khi Tân Chính Vương bị hại. Còn Định Vương thì bị bắt và bị hại một tháng sau, tức là ngày 18/10/1777.

Vẫn theo chính sử thì chỉ một tháng sau nữa, tức là tháng 11/1777, Nguyễn Ánh đã xuất hiện ở Long Xuyên, và cũng trong tháng này, quân Nguyễn đánh được Long Hồ.

Về trận Long Hồ, Thực Lục chỉ ghi vắn tắt một dòng: “Tháng 11 [ÂL, tháng 12/1777] đánh úp Điều khiển giặc là Hoà ở dinh Long Hồ, (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay) cả phá được.” (TL, I, t. 205). Không nói ai đánh úp.

Sử Ký Đại Nam Việt viết rõ và khác. Sau khi kể chuyện Hồ Văn Nghị giấu và nuôi Nguyễn Ánh trong hai tháng, tác giả viết tiếp:

“Cũng một khi ấy Đức Thầy Vêrô [Bá Đa Lộc] ở Cao Mên mà về, tìm được ông Nguyễn Ánh; người lại đem theo một ông Langsa, tên là Gioang [Jean], có nghề võ cũng bạo dạn gan [can] đảm và có tài đánh giặc lắm” (SKĐNV, t. 13).

Theo Sử Ký Đại Nam Việt, thì Bá Đa Lộc tìm gặp Nguyễn Ánh, khi ở Cao Mên về, và có đem theo Jean về giúp Nguyễn Ánh, vậy chỉ có thể vào khoảng tháng 11/1777. Trong khi Liệt Truyện ghi như sau: “Năm Canh tý (1780), Thế tổ Cao hoàng đế lên ngôi vương ở Gia Định, Đa Lộc đến yết kiến xin cố sức giúp việc, vua nhận lời “ (LT, 2, t.505).

Sử Ký Đại Nam Việt viết tiếp:

“Khi ông Nguyễn Ánh đã tu binh đặng ít nhiều, thì ông Gioang đã giúp người nhiều việc.

Vậy trước hết, khi thấy quan Nhất Trịnh [Điều khiển Hoà?] đã lấy đặng đồn kia, thì ông Gioang cứ phép tây mà làm nhiều trái phá, đoạn xuống thuyền lớn. Bấy giờ Nhất Trịnh chưa ngờ điều gì, thì vào Long Hồ, là nơi quân Tây Sơn đóng nhiều tầu lắm. Vậy ông Nguyễn Ánh làm tướng cai quân, và ban đêm, thình lình, thì xông vào đánh quân Tây Sơn. Khi ấy ông Gioang chỉ đốt và bắn trái phá, nên quân Tây Sơn bất thình lình nghe tiếng trái phá, và thấy nhiều người chết, thì sợ hãi lắm, vì chưa từng biết sự làm vậy, cùng chưa thấy trái phá bao giờ; nên bỏ tầu mà nhẩy xuống sông. Những kẻ phải chết chém hay là bị trái phá thì chẳng bao nhiêu; song kẻ chết đuối vì sợ mà vội nhẩy xuống sông đè lộn nhau, thì không biết là ngần nào. Trong trận nầy, ông Nguyễn Ánh đã làm tướng rất khôn ngoan và gan đảm lắm, vì cũng đánh như lính; dầu xung quanh người chết gần hết, song ông ấy chẳng phải nao. Khi đã tàn trận, mà thấy ông ấy những máu dầm dề cả mình, mà chẳng bị vết tích gì, thì ai ai đều kể là phép lạ. Những tầu quân Tây Sơn ở trong Long Hồ thì ông Nguyễn Ánh lấy được hết. ” (t. 12-14).

Như vậy, theo Sử Ký Đại Nam Việt, thì chiến thắng đầu tiên của Nguyễn Ánh nhờ vào Jean, ngưòi Pháp, kẻ biết làm trái phá. Trái phá ở đây có thể chỉ là thứ mà sau này người ta gọi là cocktail Molotov, chứ chưa chắc đã là lựu đạn. Bởi lựu đạn thì phải mua, không thể làm lấy được.

Công của Jean không được ghi trong chính sử, trái với Manuel (Mạn Hoè) và cũng không được các nhà nghiên cứu Pháp tìm kiếm hoặc nhắc tới.

Duy có một người, H. Cosserat, đại lý thương mại, trong bài Notes bioghaphiques sur les français au service de Gia Long, BAVH, 1917, III (165- 206), đã viết những dòng sau đây:

“Joang (Jean) (?-?) Có lẽ ở Nam Hà vào khoảng 1782. Trong tất cả những tư liệu mà tôi khảo duyệt, tôi chỉ tìm thấy một chỗ nói đến ông trong tác phẩm “L’Annam et le Cambodge” của giáo sĩ C.E, Houillevaux.

Trong chú thích số (1), tác giả kể rằng có hai kẻ phiêu lưu người Pháp có vẻ đã đắc lực giúp Nguyễn Ánh (Gia Long) trong những bước đầu tiến quân: một người được các nhà biên niên sử hay nhà báo (chroniqueurs) gọi là Joang (Jean), người kia là Mannoe (Manuel), thủy thủ ở miền Bretagne, đầu tiên làm việc cho giám mục Adran… Joang dường như đã dùng lựu đạn để đánh Tây Sơn, và có lẽ nhờ khí giới này mà chúa Nguyễn (Gia Long) lần đầu tiên đã chiếm lại được miền nam đất Nam Hà. Trước hết, ngụy quân chẳng biết cái thứ quỷ quái này là gì, vội vã trốn biệt. Việc này có thể đã xẩy ra năm 1782 (?). Cuốn Gia Định Thông chí của G. Aubaret, im lặng không nói gì đến tên Joang này. Cũng giống như Manuel, hy vọng rằng văn khố An Nam ngày nào đó sẽ mang lại chút ánh sáng về vấn đề này” (Cosserat, BAVH, 1917, III, t.169).

Cosserat là nhà nghiên cứu thực lòng, ông đã soạn loạt bài tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long, tuy sơ lược nhưng ngay thẳng, chỉ ghi lại những điều khả tín. Ông cũng là người duy nhất nhắc đến tên Joang. Cosserat không đọc được Thực Lục và Liệt truyện, nên không biết là hai sách này có nói đến Mạn Hoè. Còn cuốn Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì khi Aubaret dịch sang tiếng Pháp đã “quên” không đề tên tác giả, và khi người Pháp trích dẫn sách này, kể cả Maybon, cũng đề là của Aubaret!

Chúng ta không thể biết tại sao chính sử chỉ nhắc đến Mạn Hoè mà không nhắc đến Gioang. Có thể Gioang ở vào thời kỳ huyền thoại “cá sấu” cho nên không ai dám hỏi kỹ Nguyễn Ánh, hay chính Nguyễn Ánh cũng không muốn kể gì về giai đoạn này. Mặc nhiên Gioang đã có mặt qua hai văn bản khác nhau, một Pháp, một Việt, cả hai đều nói đến “lựu đạn”, “trái phá”, thì chúng ta phải tin là thực. Nhất là phải công nhận sự đóng góp của Gioang trong chiến công đầu của Nguyễn Ánh. Nhờ chiến công này, Nguyễn Ánh mới có nhiều thuyền tầu cướp được của Tây Sơn mà tiếp tục hành trình với Đỗ Thanh Nhơn và quân Đông Sơn.

Tác giả Sử Ký Đại Nam Việt, ở đây, còn cho ta những nét sơ khởi về Nguyễn Ánh: “Gioang chỉ đốt và bắn trái phá” còn “Nguyễn Ánh làm tướng cai quân, và ban đêm, thình lình, thì xông vào đánh quân Tây Sơn”, “cũng đánh như lính”, “những máu dầm dề cả mình”…

Một thiếu niên 15 tuổi như thế, quả là can đảm và xứng đáng làm đại nguyên soái ở tuổi 16. Nhưng Sử Ký Đại Nam Việt không dừng lại ở hình ảnh người thiếu niên 15 tuổi, mà còn mô tả hình ảnh một vị vua trưởng thành, khá riêng tư, không có trong chính sử.

Chân dung vua Gia Long, theo Sử Ký Đại Nam Việt

Dưới đề tựa “Vua tốt trí khôn và gan đảm” tác giả SKĐNV viết về Gia Long:

“Các quan thấy vua mau mắn dọn dẹp mọi sự, lại mau hiểu các việc thể ấy, thì lấy làm lạ lắm. Vì chưng đều [điều] gì vua chưa thấy cùng chưa biết mặc lòng, song như các quan nói một lần, thì hiểu tức thì cùng bắt chước đặng. Cho nên ai ai cũng khen vua là người tốt trí và khôn ngoan lắm. Vả lại, vua chẳng nghỉ yên bao giờ: khi thì đốc suất các thợ, khi thì đi biên các kho, hoặc coi tập binh hay là đắp lũy. Người cũng khéo bầy đặt nhiều đều khôn ngoan, lại thượng trí sáng dạ cùng chăm học hành; nên dầu người phải khốn khó từ thủa bé, những chạy đàng nọ nẻo kia, chẳng mấy khi được ngồi một nơi cho yên, chẳng kịp học hành là bao nhiêu, song cũng hay chữ nho lắm.

Khi nào thấy sự gì lạ, liền chăm học cho hiểu. Vốn vua chẳng biết chữ bên Tây, nên phải cậy các quan cắt nghiã mọi đều. Nhứt là các tờ đã vẽ hình tượng các khí giái [giới] và những cách đắp lũy xây thành, đóng tầu hay là các đều khác thể ấy, thì vua chỉ xem những sự ấy lắm. Vả lại nhiều sách và địa đồ đã mua bên Tây, thì người chăm học mà hiểu hầu hết.

Vua cũng là người gan đảm lắm, khéo bầy mưu kế mà bắt quân giặc. Người chẳng những là sai các quan đi đánh giặc, mà lại người đi cầm quân mà đánh nữa. Cho nên ai ai cũng nói rằng: “Ví bằng các quan có gan đảm và hay mưu kế như vua, thì âu là “quân giặc chẳng đặng trận nào”.

Một ít đều trách nhà vua: Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng, vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khó ít nhiều, hay là khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá” (SKĐNV, t. 57-58).

Đoạn văn trên toát ra giọng kể chân chất của một người thành thực không xu nịnh; chỉ cần ít dòng vắn tắt mà cho ta những thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về vua Gia Long:

Như: chẳng kịp học hành là bao nhiêu, song cũng hay chữ nho lắm. Nhất là đoạn này:

“Vốn vua chẳng biết chữ bên Tây, nên phải cậy các quan cắt nghiã mọi đều. Nhứt là các tờ đã vẽ hình tượng các khí giái [giới] và những cách đắp lũy xây thành, đóng tầu hay là các đều khác thể ấy, thì vua chỉ xem những sự ấy lắm. Vả lại nhiều sách và địa đồ đã mua bên Tây, thì người chăm học mà hiểu hầu hết” là một chứng từ xác định việc vua tự học để đắp lũy xây thành và đóng tầu như thế nào. Ở đây, không có dấu vết của việc Bá Đa Lộc dịch sách tiếng Tây cho vua (vì nếu có, thì con người chân chất này, rất tôn sùng Bá Đa Lộc, đã kể lại rồi) mà chỉ nói là vua không biết tiếng Pháp nên cậy các quan cắt nghiã mọi đều. Trong số “các quan” ở đây, chắc chắn là có Trần Văn Học, chuyên gia xây dựng và linh mục Hồ Văn Nghị, đều là những người biết tiếng Pháp.

Những điều ghi trong Sử Ký Đại Nam Việt trên đây lại đồng quy với một nguồn thông tin khác, một chân dung khác, do linh mục Le Labousse viết về Gia Long dưới đây.

Chân dung vua Gia Long, theo linh mục Le Labousse

Pierre-Marie Le Labousse, sinh ngày 22/1/1759 ở Pluneret (Morbihan, Pháp), đi truyền giáo ngày 20/9/1787, có thể đã mất ở Chợ Mới, tỉnh Khánh Hoà, ngày 25/4/1801 (Launay III, t. 214). Ông là một trong những người phụ tá, thân cận nhất của giám mục Bá Đa Lộc, chính ông đã đưa thi thể vị giám mục từ Quy Nhơn về Gia Định và chính ông đã ghi lại lá chúc thư của vị giám mục. Ngoài sự tôn sùng đức giám mục bề trên của ông, như tất cả những người dưới quyền khi viết về “đức thánh cha”, ông cũng là người gần cận vua Gia Long và đưa ra nhiều thông tin đáng tin cậy, trong giai đoạn ông phục vụ hội truyền giáo ở Việt Nam.

Trong những thư từ ông viết được lưu trữ lại, có lá thư ngày 14/4/1800, không thấy đề tên người nhận, nội dung ghi lại chân dung vua Gia Long, như sau:

…” Ông hoàng này có lẽ là người sắc sảo nhất và sôi động nhất trong triều, nhưng… lời can gián của Đức Giám Mục Bá Đa Lộc cũng làm giảm bớt bầu máu nóng này. Ông không còn là ông vua chỉ cai trị bằng roi, kiếm và nói chuyện chết chóc nữa. Bây giờ là một vị đế vương, biết mình là cha của thần dân, chứ không phải là nhà độc tài…

Ông cứng rắn nhưng không tàn ác; ông nghiêm trị nhưng theo đúng nguyên tắc pháp luật.

Ông có đủ tất cả các đức tính của lương tâm lẫn trí tuệ. Ông có lòng tri ân, hào hiệp, tinh tế về điểm danh dự; anh hùng trong nghịch cảnh, chịu đựng thất bại với lòng can đảm xứng đáng với vị hiền nhân [chỉ Bá Đa Lộc] đã rèn luyện ông.

Thời trẻ, ông có say mê rượu chè, nhưng từ khi ông thấy mình phải cầm đầu sự nghiệp, ông đã hoàn toàn sửa mình không nhấp một hớp rượu… Cũng như ông đã ra những huấn lệnh rất nghiêm khắc cấm say rượu và ông quyết đoán như vậy…

… Những đức trí tuệ không làm giảm đức của lòng thương yêu. Linh lợi, sâu sắc, thẳng thắn, nhìn thoáng qua là nắm bắt được trọng tâm của những sự thể phức tạp nhất. Có trí nhớ hơn người khiến ông ghi nhớ tất cả, cũng như dễ dàng thiên bẩm bắt chước được tất cả.

Những công binh xưởng, và những bến tầu chiến của ông làm cho người ngoại quốc thán phục và con mắt cả châu Âu sẽ khen ngợi nếu châu Âu đến đây chứng kiến.

Một bên, người ta thấy súng ống, đại bác đủ kiểu, pièces de campagnie (?), giá súng đại bác (affuts), đạn đại bác, vv… mà phần lớn chỉ thua kiểu mẫu đẹp nhất.

Một bên là thuyền tầu không đếm xuể, những chiến hạm lớn lao, đủ loại hình thái, kiên cố đến độ làm cho ta kính nể.

Tất cả đều là sản phẩm của ông hoàng này, vừa hoạt động vừa khéo léo, luôn có các sĩ quan Pháp giúp, bởi vì kỹ thuật và nghề nghiệp ở đây còn kém tinh xảo rất xa Âu châu…

… Ông có kiến thức về tất cả và có năng khiếu làm tất cả…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Gia Long Và Người Pháp PDF của tác giả Thụy Khê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Vua Gia Long Và Người Pháp
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


NHẠC CHỮA LÀNH:

Nhân Vật Lịch Sử (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng