Ảnh bìa sách Nhìn Về Toàn Cầu Hóa

NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA

Tác giả : George Soros

NXB : Trẻ

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 151

Lượt xem/nghe : 1227

Lượt đọc : 375

Lượt tải : 226

Kích thước : 781 KB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:00

Cập nhật lúc : 14:57pm 28/09/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội. Soros chỉ trích một “liên minh vô tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những người cực tả đang nỗ lực lên án toàn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

“Là một bản tổng hợp hùng hồn của những phê phán, chỉ trích dành cho các định chế toàn cầu... ngay cả nếu như bạn không đồng ý với những cải cách mà Soros đề ra.” - Business Week***

Mục đích tôi viết cuốn sách này không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó. Với mục tiêu này, tôi đã áp dụng một định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa: tôi đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là thu hẹp phạm vi thảo luận. Tôi có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa ngày nay đang bị mất cân bằng: Sự phát triển các tổ chức quốc tế đã không bắt kịp sự phát triển của những thị trường tài chính quốc tế và các dàn xếp chính trị quá tụt hậu so với quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Dựa trên lập luận này, tôi đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn.

Những điều thấy được từ khối liên minh bất đắc dĩ giữa những người theo chủ nghĩa thị trường chính thống cực Hữu và những người chống đối toàn cầu hóa cực Tả đã khuyến khích tôi bắt tay vào công việc này. Họ là những người cùng phe lạ lùng, nhưng họ đang cấu kết để làm suy yếu hoặc hủy hoại những tổ chức quốc tế chúng ta đang có. Mục đích tôi viết cuốn sách này là tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng. Phải thừa nhận rằng các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs)[1] cũng còn nhiều nhược điểm, nói chung tổ chức nào cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cải tiến, chứ không phải hủy hoại chúng.

Tôi tin rằng tôi có một số phẩm chất đáng chú ý cho chủ đề này. Tôi đã từng là người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, điều này giúp cho tôi có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Quan trọng hơn là tôi luôn chủ động tham gia vào nỗ lực biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi đã thành lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ cho ý tưởng xã hội mở. Tôi tin chắc hình thức hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay chính là sự biến dạng của một xã hội mở toàn cầu. Tôi chỉ là một trong những chuyên gia về thị trường tài chính nhưng sự quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai nhân loại đã làm tôi khác với họ. Tôi đã dành gần hết 5 năm vừa qua để nghiên cứu về nhược điểm của toàn cầu hóa và đã viết một vài cuốn sách và bài báo về chủ đề này. Tuy nhiên, cuốn sách cuối cùng của tôi, Xã hội mở: Cải cách chế độ tư bản toàn cầu[2], chưa được mạnh mẽ lắm trong việc đề xuất các giải pháp. Cuốn sách này, vì thế, sẽ là sự bù đắp cho khiếm khuyết ấy.

Tìm mua: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa

Tôi vẫn thường nghe nói lợi nhuận và việc cải tổ thị trường tài chính toàn cầu luôn mâu thuẫn với nhau. Tôi không thấy vậy. Tôi thật sự mong muốn cải thiện hệ thống cho phép tôi thành công hơn, qua đó hệ thống có thể trở nên bền vững hơn. Niềm say mê của tôi đã có từ trước khi tôi tham gia vào thị trường tài chính. Sinh ra là một người Do Thái ở Hungary năm 1930, tôi đã sống qua thời kỳ Đức Quốc xã cũng như đế chế Xô-viết. Tôi sớm nhận ra tác động của thể chế chính trị thắng thế quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại của xã hội như thế nào. Khi còn là học sinh Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ học thuyết Karl Popper, tác giả cuốn Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các thế lực thù địch)[3]. Ngay khi thành công trong vai trò là quản lý của một quỹ đầu tư phòng vệ, tôi đã thành lập một quỹ hỗ trợ tên Quỹ xã hội mở (bây giờ là Viện xã hội mở) nhằm “mở mang những xã hội đóng, giúp những xã hội mở tồn tại và khuyến khích cách suy nghĩ phê bình.” Đó là vào năm 1979. Đầu tiên, quỹ hỗ trợ tập trung vào mở mang những xã hội đóng; tiếp đến, sau sự sụp đổ của đế chế Xô-viết, quỹ tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển thể từ xã hội đóng sang xã hội mở; và gần đây là giải quyết những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Cuốn sách này là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình cống hiến ấy.

Khi cố gắng xây dựng một liên minh nhằm cải cách và phát triển các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs), tôi gặp phải một khó khăn: Thường bao giờ cũng dễ kêu gọi công chúng chống lại hơn là ủng hộ điều gì. Một chương trình hữu ích phải mang tính chất chung bao quát tất cả mong muốn của mọi người, đồng thời cũng mang tính chất riêng cụ thể để một liên minh có thể thu hút các thành viên. Một chương trình như thế không thể xây dựng chỉ bởi một cá nhân. Vì vậy, tôi đã gửi bản thảo cuốn sách tới nhiều giới khác nhau và xin ý kiến của họ. Sau khi nhận được nhiều lời nhận xét và phê bình có giá trị, tôi đã tập hợp tất cả những đóng góp hữu ích đó để hoàn thành tác phẩm. Tôi tin là cuốn sách sau khi hoàn thành sẽ đưa ra một chương trình hữu ích được mọi người ủng hộ và các chính phủ trên thế giới có thể theo đó mà thi hành. Trọng tâm của cuốn sách nằm ở việc đề nghị sử dụng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) trong cơ cấu cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ không chữa trị được hết các căn bệnh toàn cầu, cũng như không có gì có thể làm được điều này, nhưng nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Trong lúc tôi đang chắt lọc để hoàn thành cuốn sách thì bọn khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sự kiện này đã thay đổi tình hình hoàn toàn. Tôi cảm thấy cuốn sách này vẫn chưa đầy đủ. Nó bị hạn chế bởi những ý kiến tôi cho là thực tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, và không giải thích thấu đáo được một tầm nhìn về xã hội mở toàn cầu. Với thực trạng hiện tại, khái niệm về xã hội mở có triển vọng được mọi người biết đến hơn. Tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thôi chưa đủ, nhân loại còn cần một tầm nhìn tích cực về một thế giới tốt đẹp hơn phía trước.

Sự kiện ngày 11/9 đã gây sốc cho toàn dân Mỹ, họ nhận ra rằng suy nghĩ của những người khác trên thế giới về họ hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ về bản thân. Bây giờ họ sẵn sàng xem xét đánh giá lại tình hình thế giới và vai trò của nước Mỹ trong thế giới này. Điều này đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để mọi người cùng suy nghĩ cũng như cùng định hình lại thế giới một cách sâu sắc hơn so với trước khi sự kiện 11/9 xảy ra.

Theo đó, tôi đã quyết định thêm phần kết luận vào cuốn sách để phác thảo tầm nhìn của mình về xã hội mở toàn cầu. Phần này khác hẳn với kết cấu của những phần còn lại của cuốn sách. Đây giống như một bài bút chiến hơn là một bản báo cáo đáng cân nhắc về những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu; một tầm nhìn trừu tượng hơn là một hệ thống kế hoạch thực tế. Tôi dự định sẽ mổ xẻ vấn đề cặn kẽ hơn theo trình tự của nó và quan trọng hơn là phần kết luận này cần được trải qua những nhận xét phê bình như các phần còn lại của cuốn sách. Thực sự, điều này rất cần thiết vì phần này bàn về lĩnh vực mà tôi không thông thuộc như lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Tôi rất lưỡng lự trong việc thêm phần kết luận vì mục đích của cuốn sách là xây dựng một sự đồng thuận rộng rãi, và phần kết luận này có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu đó. Đề xuất về SDR đặc biệt cần sự ủng hộ của nước Mỹ để được thực thi, nhưng phần kết luận của tôi lại chỉ trích cách tiếp cận các vấn đề quốc tế mang tính bá quyền, đơn phương của chính phủ Bush. Cuối cùng, tôi quyết định đặt lòng tin vào công chúng mà tôi hy vọng sẽ được họ động viên. Mọi người không cần đồng ý với tất cả các quan điểm của tôi về việc sử dụng SDR, và nếu mọi người ủng hộ điều này thì một chính phủ dân chủ phải tôn trọng ý chí của người dân cho dù chính phủ đó không thích những lời chỉ trích của tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhìn Về Toàn Cầu Hóa PDF của tác giả George Soros nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Quản Trị - Kinh Doanh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng