Ảnh bìa sách Cái Cười Của Thánh Nhân

CÁI CƯỜI CỦA THÁNH NHÂN

Tác giả : Nguyễn Duy Cần

NXB : Trẻ

Định dạng : Sách nói / Sách PDF

Số trang : 148

Lượt xem/nghe : 2661

Lượt đọc : 1997

Lượt tải : 841

Lượt tải AudioBook : 205

Kích thước : 442 KB

Tạo lúc : Thu, 09/12/2021 17:36

Cập nhật lúc : 08:36am 26/10/2022


THỂ LOẠI

Mua Sách Giấy Close
qrcode

Mua Sách: Cái Cười Của Thánh Nhân

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Cái cười của thánh nhân

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Cái Cười Của Thánh Nhân

Nguyễn Duy Cần

Phần Một

Tìm mua: Cái Cười Của Thánh Nhân

Trào Lộng U Mặc Là Gì?

Một nhà văn tây phương có viết:

"Tình yêu là một vị thần bất tử,

U mặc là một lợi khí,

Cười là một sự bổ ích.

Không có ba cái đo,ù không đủ nói đến văn hóa toàn diện"

Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"

Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử!

Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân

Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...

Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...

Nền văn Trung Hoa với "bách gia chư tử" đã phát triển rất mạnh.

Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ).

Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phó vua giúp nước, chăm chăm lấy sự "sát thân thành nhân", "lâm nguy bất cụ" làm lẽ sống, nhưng nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang... cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa "loài heo tế", hoặc già như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp...

Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện.

Nhưng, dù bị đàn hạc, bị bức bách đủ mọi hình thức, văn học u mặc chẳng nhưng không bị tiêu diệt lại còn càng ngày càng mạnh. Đúng như lời Lão Tử: "Tương dục phế chi, tất cố hưng chi". Cũng như văn trào lộng của nước Pháp ở thế kỷ mười tám sở dĩ được phát đạt một thời với những ngòi bút trào lộng bất hủ của Voltaire và Rousseau, phải chăng là "nhờ" nơi cái nhà ngục Bastille mà được vừa tế nhị, vừa rực rỡ! "Họa chung hữu phúc" là vậy!

Nguồn tư tưởng phóng khoáng của Đạo gia quá to rộng như đại dương, không sao đụng được trong những ao tù nhỏ hẹp, nó vượt khỏi thời gian không gian, ôm chầm vũ trụ, siêu thoát Âm Dương... không ai có thể lấy ngao mà lường biển. Cho nên tư tưởng Trung cổ về sau, dù đại thế của Nho gia được đề cao và chiếm địa vị độc tôn, cũng không làm sao ngăn trở nó được. Văn khí của u mặc hồn nhiên mạnh mẽ như giông to gió lớn, trước nó không một chướng ngại vật nào có thể đứng vững.

Huống chi người Trung Hoa trí thức nào cũng có hai tâm hồn: Bên ngoài là một ông Khổng, bên trong là một ông Lão. Nho Lão cùng ở trong một người mà không bao giờ nghịch nhau. Hạng trung lưu, không một người Đông phương nào, cả Trung Hoa, Nhật Bản hay

Việt Nam mà đọc lên bài "Quy khứ lai từ" của Đào Uyên Minh lại không biết thích thú, nhất là hạng người say mê trong con đường nhập thế. Ngày có làm, thì đêm phải có nghĩ, đó là định luật của thiên nhiên: "Nhật hạp nhật tịch vị chi biến". Văn học u mặc là "mở", văn học cẩn nguyện là "đóng", nghĩa là khép kính trong vòng tiểu ngã, trong các giáo điều luân lý tôn giáo, nguồn gốc sinh ra không biết bao nhiêu việc nhỏ nhen ích kỷ và giả dối.

Văn học Trung Hoa, ngoài thứ văn học lăng miếu trong triều đình không kể, còn điều là thứ văn học rất đắc thế cho tư tưởng u mặc.

Văn học trong miếu, thực ra, chưa đáng kể là văn học, vì nền văn học có linh tính chân thật phải đi sâu vào tâm tư con người để khám phá và cởi mở những khác vọng thầm kính của nó mà ước lệ giả tạo của xã hội cấm đoán. Để hòa đồng với thiên nhiên phải tránh xa lối văn nhân tạo. Đó là đặc điểm đầu tiên của u mặc.

Ở Trung Hoa, nếu chỉ có nền văn học cẩn nguyện của Nho gia đạo thống mà thiếu nền văn học u mặc của Đạo gia, không biết văn học Trung Hoa sẽ cằn cõi khô khan đến bậc nào, tâm linh người Trung Hoa sẽ sầu khổ héo hắt đến chừng nào!

Nhận xét trên đây của nhà văn họ Lâm rất đúng, không riêng gì cho Trung Hoa mà cho tất cả mọi nền văn học trên khắp địa cầu. Nhà văn Chamfort có viết: "Triết lý hay nhất là hỗn hợp được sự vui đời mà trào lộng chua cay với sự khinh đời mà độ lượng khoan hòa"

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":

  1. Lão Tử Đạo Đức Kinh
  2. Lão Tử Tinh Hoa
  3. Thuật Xử Thế Của Người Xưa
  4. Cái Dũng Của Thánh Nhân
  5. Cái Cười Của Thánh Nhân
  6. Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương
  7. Trang Tử Và Nam Hoa Kinh
  8. Dịch Học Tinh Hoa
  9. Phật Học Tinh Hoa
  10. Toàn Chân Triết Luận
  11. Thanh Dạ Văn Chung
  12. Thuật Yêu Đương

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Cười Của Thánh Nhân PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Cái Cười Của Thánh Nhân
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng