Voucher Live Close
shopee Close
Sách Khổng Tử Và Luận Ngữ (Nguyễn Hiến Lê), PDF Download, Thư Viện Sách Điện Tử
Ảnh bìa sách Khổng Tử Và Luận Ngữ

KHỔNG TỬ VÀ LUẬN NGỮ

Tác giả : Nguyễn Hiến Lê

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 1136

Lượt xem/nghe : 4009

Lượt đọc : 1637

Lượt tải : 325

Kích thước : 3.79 MB

Tạo lúc : Fri, 10/12/2021 11:28

Cập nhật lúc : 10:35am 24/08/2022


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Khổng Tử Và Luận Ngữ

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Vài lời thƣa trƣớc

Trong bài Lời nói đầu cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết đôi điều về việc dịch lại bộ Luận ngữ như sau:

“Tôi đã bỏ ra hơn hai tháng đọc lại những sách về Khổng tử mà tôi có hoặc mượn được (như của Lữ Chấn Vũ: Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc; Hầu ngoại Lư: Tư tưởng cổ đại Trung Quốc; Quan Phong và Lâm Duật Thời: Bàn về Khổng Tử - đều do ngoài Bắc dịch); đọc lại các bản dịch và chú giải Luận ngữ của mình, và của Trung Hoa (như Luận ngữ độc bản của Thẩm Tri Phương và Tưởng Bá Tiềm, Luận ngữ dịch chú của Triệu Thông; lại bỏ ra hơn hai tháng nữa để dịch lại bộ Luận ngữ, vừa dịch vừa phân loại theo đề tài lập bảng tra tên người, tên đất.”

Trong cuốn Luận ngữ này, cụ Nguyễn Hiến Lê có nói rõ là bài XVI.1 được dịch lại: trong chú thích bài đó, cụ viết: “Bài này chúng tôi dịch trong cuốn Nhà giáo họ Khổng (Cảo Thơm, 1972), nay dịch lại.”

Ngoài bài XVI.1 đã dẫn trong cuốn Nhà giáo họ Khổng được cụ dịch lại, còn nhiều bài khác nữa đã được cụ dẫn trong một số tác phẩm khác cũng được cụ dịch lại mặc dầu trong cuốn Luận ngữ này cụ không nêu ra, ví dụ như (mỗi tác phẩm tôi chỉ chọn một bài):

Tìm mua: Khổng Tử Và Luận Ngữ

Bài II.2: Trong bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc, câu “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà”, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Cả 300 thiên trong Kinh Thi, chỉ một câu có thể trùm được, là: không nghĩ bậy”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ dịch lại, đặc biệt là ba chữ “tư vô tà”, như sau: “Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là tư tưởng thuần chính.”

Bài VI.8: Trong bộ Mặc học, câu “Vô chi, mệnh hĩ phù? Tư nhân dã nhi hữu tư tật dã!”, cụ dịch là: “Con [tức Bá Ngưu] sắp mất. Số mệnh đó thôi. Người như vậy mà bệnh như vậy!”; Trong cuốn Luận ngữ, cụ hiểu chữ “vô” theo một nghĩa khác, và cả câu đó được lại thành: “Vô lí! Do mệnh trời chăng? Con người như vậy mà bị bệnh đó!”

Bài VIII.3: Trong bộ Trang tử - Nam hoa kinh, câu “Nhi kim nhi hậu, ngô tri miễn phù, tiểu tử” (lời của Tăng tử), cụ dịch là: “Từ đây về sau ta mới biết chắc rằng ta giữ được (thân ta) khỏi các điều hư hỏng, tàn tật đó các trò”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ dịch lại là: “Từ nay về sau, ta mới biết thoát khỏi hình lục, đó các trò” (cụ đã hiểu hai chữ “miễn phù” theo một nghĩa khác).

Bài XVIII.6: Trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc, câu “Thao thao giả thiên hạ giai thị dã, nhi thuỳ dĩ dịch chi”, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Ùa ùa như nước chảy một chiều, thiên hạ đều thế cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn ra trị”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại (đặc biệt là hai chữ “thao thao”): “Khắp thiên hạ đâu đâu cũng là dòng nước (đục) cuồn cuộn, ông Khổng Khâu sẽ cùng với ai mà sửa thiên hạ?”

Lý do khác biệt trong hai lần dịch bài VI.8 là do chữ 亡 trong nguyên văn. Trong bộ Mặc học, cụ Nguyễn Hiến Lê đọc chữ đó là “vong” và dịch theo nghĩa của chữ 亡 là “chết mất”; còn trong cuốn Luận ngữ cụ đọc là “vô” và dịch theo nghĩa của chữ “vô” 無 là “không”[1].

Cũng có trường hợp đọc khác nhưng ý nghĩa cũng vậy như chữ 哂 trong bài XI.25, trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ đọc là “sẩn” (Thiều Chửu cũng đọc là “sẩn”); còn trong cuốn Luận ngữ, cụ đọc là “thẩn”, nhưng nghĩa cũng vẫn là “mỉm cười”. Nhân vật Nhụ Bi trong bài XVII.20 cuốn Luận ngữ, chữ Hán là 孺悲, trong cuốn Nhà giáo họ Khổng (bài Dương Hoá - 19) gọi là Nhũ Bi.

Cũng trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê tỏ ý ngờ rằng thiên Hương đảng (thiên X) là do người sau chép thêm; cụ bảo: “(…) hình như cũng có vài chỗ do người đời sau viết thêm, chẳng hạn như thiên Hương đảng”. Nhưng trong cuốn Luận ngữ này và trong cuốn Khổng tử nữa, chúng ta không thấy cụ nhắc lại ý nghi ngờ đó nữa.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":

  1. Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
  2. 7 Bước Đến Thành Công
  3. Đắc Nhân Tâm
  4. Mạnh Tử
  5. Sống 365 Ngày Một Năm
  6. Một Lương Tâm Nổi Loạn
  7. Rèn Nghị Lực Để Lập Thân
  8. Sống Đẹp
  9. Khổng Tử Và Luận Ngữ
  10. Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
  11. Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
  12. Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
  13. Những Vấn Đề Của Thời Đại
  14. Rèn Luyện Tình Cảm
  15. Trang Tử Nam Hoa Kinh
  16. Ý Cao Tình Đẹp
  17. Bảy Bước Đến Thành Công
  18. Dạy Con Theo Lối Mới
  19. Gương Chiến Đấu
  20. Gương Hy Sinh
  21. Hàn Phi Tử
  22. Liêt Tử Và Dương Tử
  23. Nghề Viết Văn
  24. Săn Sóc Sự Học Của Con Em
  25. Sử Trung Quốc
  26. Tổ Chức Gia Đình
  27. Vài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung Hoa
  28. Đường, Tống Bát Đại Gia
  29. Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê
  30. Gương Kiên Nhẫn
  31. Con Đường Thiên Lý
  32. Lợi Mỗi Ngày Được Một Giờ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khổng Tử Và Luận Ngữ PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Khổng Tử Và Luận Ngữ

Chúng tôi đang cần tìm đối tác, nhà đầu tư để chung tay xây dựng và phát triển Thư Viện Sách. Quý bạn hữu nếu quan tâm vui lòng liên hệ với ban quản trị qua email: www.thuviensach.vn@gmail.com
Xin chân thành cám ơn!

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng